Bỏ quy định tăng lương giáo viên và miễn học phí, ngành giáo dục có mất nhân tài?

Sáng nay (29/5), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đọc tờ trình trước Quốc hội về dự án sửa đổi Luật Giáo dục trong đó có 2 nội dung được dư luận đặc biệt quan tâm là bỏ quy định tăng lương giáo viên và miễn học phí sinh viên sưu phạm trong dự án luật. Bên lề Quốc hội, phóng viên báo Tin tức đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung này.

Trong tờ trình về dự án sửa đổi Luật Giáo dục được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trình bày trước Quốc hội sáng nay, bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết thay vì áp dụng chính sách miễn học phí đối với sinh viên ngành sư phạm như lâu nay, dự thảo Luật Giáo dục sẽ được sửa đổi theo hướng không miễn học phí đối với học sinh, sinh viên sư phạm mà thay bằng chính sách vay tín dụng sư phạm.

Cụ thể: Học sinh, sinh viên sư phạm được vay tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí trong toàn khóa học, được hưởng các chính sách học bổng khuyến khích học tập, các chế độ miễn, giảm học phí và trợ cấp xã hội quy định. Sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ không phải trả khoản vay tín dụng sư phạm.

Cùng với đó, trong dự thảo Luật cũng không có đề xuất tăng lương cho giáo viên.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải, Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trao đổi với phóng viên.

Theo bà Hải, việc không quy định vấn đề tiền lương cho giáo viên trong dự án sửa đổi Luật Giáo dục là phù hợp. Bởi Hội nghị trung ương 7 vừa qua đã có đề án liên quan cải cách tiền lương cho cán bộ công chức, trong đó có cả đối tượng là giáo viên. Điều này đã được thông qua và thể chế hóa trong thời gian tới nên không quy định tiền lương của nhà giáo trong luật giáo dục lần này.

“Chúng tôi cũng thống nhất điều đó, tuy nhiên, chế độ và tiền lương cho nhà giáo phải thu hút bởi vì trong hiến pháp đã quy định, giáo dục là quốc sách hàng đầu và phải được thể chế hóa bằng chính sách để thu hút người giỏi, người tài, tâm huyết vào ngành giáo dục. Khi có những người giỏi, người tài vào giáo dục thì sản phẩm đầu ra sẽ có chất lượng tốt hơn”, bà Hải nhấn mạnh.

Về vấn đề thay miễn học phí cho sinh viên sư phạm bằng hình thức vay tín dụng, trưởng ban dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho rằng, việc sinh viên sư phạm được miễn học phí là cần thiết, giúp cho sinh viên thuận lợi hơn cho học tập khi gia đình gặp khó khăn. Tuy nhiên, kỳ này, luật giáo dục đã thay đổi điều đó cũng theo xu thế hội nhập vì thực tế nhiều sinh viên sư phạm được tạo điều kiện về học phí, không phải đóng nhưng khi ra trường lại không đi theo ngành sư phạm


Trả lời câu hỏi khi đầu vào nâng chuẩn, không có ưu đãi học phí và mức lương vẫn hạn chế thì liệu có thu hút được người tài vào ngành giáo dục, bà Hải cho rằng, quan trọng là số lượng, dự báo nhu cầu của xã hội với ngành giáo dục.

“Tôi nghĩ tất nhiên việc thu hút học sinh giỏi vào ngành giáo dục để từ đó tạo ra sản phẩm tốt thì cũng được xuất phát trên chính sách thu hút học phí, đầu vào. Việc nâng chuẩn đầu vào cũng như chế độ hỗ trợ vừa phải chưa chắc là cản trở trong việc thu hút người giỏi, quan trọng là đầu ra. Nếu đầu ra được đánh giá theo quá trình đào tạo và có vị trí việc làm tương ứng và dự báo cung – cầu phù hợp thì việc thu hút sinh viên không phải khó. Chính thời gian qua thu hút sinh viên thi vào ngành giáo dục về học phí chưa phải là một trong những biện pháp thu hút người giỏi, người tài vào lĩnh vực này”, bà Hải cho biết.

Trang Thu/Báo Tin tức
Đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông đảm bảo định hướng mở
Đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông đảm bảo định hướng mở

Xây dựng hệ thống giáo dục mở là một trong hai vấn đề cơ bản và lớn nhất, có giá trị cốt lõi trong Nghị quyết 29 về “đổi mới căn bản và toàn diện” nền giáo dục nước nhà.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN