Xử lý điôxin tại sân bay Đà Nẵng bằng công nghệ IPTD

Ngày 31/7, tại Hà Nội, Tổ chức phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tại Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học “Thiết kế 90% giải hấp nhiệt trong mố (IPTD)”.

 

Với công nghệ này, đất và bùn bị nhiễm chất điôxin (còn gọi là chất da cam) sẽ được chuyển vào các mố, nơi các chuyên gia sẽ tăng nhiệt độ cho đến ngưỡng mà điôxin phân hủy hết. Sau đó làm sạch đất và bùn đã được xử lý bằng nhiệt.


Đại diện của Bộ Quốc phòng Việt Nam khẳng định: Dự án xử lý môi trường ô nhiễm điôxin tại sân bay Đà Nẵng thành công sẽ tạo ra 29 ha đất sạch, sử dụng cho mục đích kinh tế, thương mại; làm mất đi nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm điôxin cho nhân dân xung quanh khu vực sân bay Đà Nẵng, đồng thời đánh dấu sự phát triển về mối quan hệ hợp tác quốc tế tốt đẹp giữa Chính phủ và nhân dân 2 nước Việt Nam - Hoa Kỳ, là tiền đề để chính phủ 2 nước tiếp tục thực hiện khắc phục hậu quả chất độc tồn dư sau chiến tranh tại các điểm nóng khác của Việt Nam, như sân bay Biên Hòa (Đồng Nai), sân bay Phù Cát (Bình Định).


Quy trình xử lý điôxin tại sân bay Đà Nẵng sẽ bao gồm đào đất và bùn bị nhiễm bẩn trên tổng diện tích hơn 191.400 m2, với khoảng 72.900 m3 đất. Sau đó đất sẽ được chuyển đến trong một kết cấu chứa được xây dựng tại công trường và xử lý bằng công nghệ khử hấp nhiệt trong mố (IPTD) để làm sạch. Vị trí mố IPTD được xây dựng ở khu đất sạch có chiều rộng khoảng 70 m, cao từ 6 - 8 m và dài từ 90 - 105 m tùy thuộc vào khối lượng đào thực tế.


Toàn bộ chi phí của dự án bao gồm các hạng mục, thi công, đào xúc, khôi phục môi trường sau khi dự án kết thúc ước tính khoảng 43 triệu USD.

 


Lý Thanh Hương

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN