Nếp nhà mới dựng của một gia đình người Mông ở bản Lũng Cẩm, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn chuẩn bị đón Xuân về. Ảnh: Văn Phát - TTXVN |
Na Uy được vinh danh là quốc gia thịnh vượng nhất thế giới năm thứ 7 liên tiếp, trong khi các nước láng giềng Bắc Âu như Đan Mạch và Thụy Điển cũng nằm trong tốp 5 nước đứng đầu trong bảng xếp hạng 142 quốc gia trên thế giới. Hai quốc gia còn lại trong tốp 5 là Thụy Sỹ và New Zealand.
Viện Legatum xếp hạng các nước dựa trên 8 tiêu chí, theo đó các quốc gia Bắc Âu luôn thống lĩnh tốp đầu danh sách này nhờ xếp hạng cao trong các lĩnh vực như giáo dục, cơ hội kinh doanh, kinh tế, thu nhập bình quân trên người lao động, y tế và phúc lợi xã hội.
Với nguồn lợi từ dầu mỏ, Na Uy có hệ thống phúc lợi cực kỳ hào phóng và người làm việc được nghỉ hưu sớm hơn hẳn so với các quốc gia khác. Tuy nhiên, các nước Bắc Âu không được đánh giá tích cực trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp. Cụ thể, tỉ lệ thất nghiệp ở Thụy Điển là 7,8%, của Đan Mạch là 6,3% và của Phần Lan là 9,4%.
Với thứ hạng 15, Vương quốc Anh được đánh giá có bước chuyển mình ngoạn mục hơn bất cứ nước nào trong các nền kinh tế phát triển. Anh hiện có tỉ lệ người làm việc toàn thời gian trong số 20% dân số nghèo nhất nước này cao hơn bất cứ nền kinh tế lớn nào trong Liên minh châu Âu (EU). Năm 2009, chỉ 6% trong số những người nghèo nhất ở Anh có việc làm toàn thời gian song đến năm 2014, tỉ lệ này đã tăng 5 lần lên 30%.
Các cô gái Na Uy trong trang phục truyền thống. |
Bị mất điểm trong đánh giá về an toàn và an ninh, Mỹ bị tụt một bậc xuống vị trí 11 trong bảng xếp hạng năm nay. Ngoài ra, nền kinh tế lớn nhất thế giới này cũng không nằm trong tốp 30 trong mục xếp hạng về an toàn và an ninh. Trong khi đó, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc xếp ở vị trí 52 trong danh sách.
Khảo sát Thịnh vượng 2015 của Viện Legatum cũng đánh giá cao sự trỗi dậy của các nền kinh tế Đông Nam Á kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu.
Trong số đó, Singapore (đứng ở vị trí 17 trong bảng xếp hạng) dẫn đầu trong lĩnh vực kinh tế với gần một nửa hàng xuất khẩu của quốc gia này được liệt vào diện hàng hóa "công nghệ cao". Indonesia (đứng thứ 69) được đánh giá có thành tích kinh tế nổi bật nhất, vượt 21 bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu trong vòng 7 năm qua.
Năm quốc gia xếp cuối cùng trong bảng xếp hạng Khảo sát Thịnh vượng 2015 của Viện Legatum là CH Trung Phi, Afghanistan, Haiti, Chad và Burundi.