Trẻ em bị xâm hại tình dục đã được hỗ trợ nhiều hơn

Mới đây, tổ chức Economist Intelligence Unite (EIU) công bố báo cáo mang tên "Out of the shadows: Shining light on the response to child sexual abuse" (tạm dịch: Ra khỏi vùng tối: Tìm hiểu về phản ứng đối với xâm hại tình dục trẻ em) và xếp Việt Nam đứng thứ 37/40 về chống xâm hại tình dục trẻ em. Tuy nhiên tiêu chí để xếp loại còn không rõ ràng về thời gian.

Chú thích ảnh
Ông Đặng Hoa Nam trao đổi thông tin về các vụ việc xâm hại tình dục trong thời gian gần đây

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) thông tin, các tiêu chí để xếp hạng trên mạng là chưa rõ ràng, minh bạch. Nguồn thông tin họ khảo sát dựa trên ý kiến của 37 chuyên gia quốc tế và những yếu tố định lượng, định tính. Tuy vậy, bộ công cụ đánh giá chi tiết thì không rõ ràng.

Cụ thể, 4 nhóm tiêu chí đánh giá về chống xâm hại tình dục trẻ em gồm có: Môi trường mà việc xâm hại xảy ra; mức độ bảo vệ và khung pháp lý của một nước; cam kết và khả năng của chính phủ trong việc trang bị cho các thể chế, nhân sự chống lại nạn xâm hại; sự tham gia của các ngành nghề, xã hội dân sự và truyền thông.

Khi giải thích tiêu chí đầu tiên về môi trường mà việc xâm hại xảy ra, ông Nam cho biết, ghi nhận từ tổng đài 111, số cuộc gọi đến và các vụ việc can thiệp tăng rất nhanh. Cụ thể trước năm 2016, mỗi năm bình quân có 300.000 cuộc gọi đến; năm 2017 có 370.000 cuộc gọi và năm 2018 ghi nhận gần 1 triệu cuộc gọi đến. Số ca xâm hại tình dục trẻ em qua tư vấn, can thiệp cũng gia tăng. Cụ thể, năm 2016 là 827 ca; năm 2017 là 1.610 ca và năm 2018 là 2.347 ca.

“Số ca tư vấn về xâm hại tình dục trẻ em trong 2 năm gần đây tăng 40%. Số ca tư vấn tăng là do trẻ em và nhiều người biết đến tổng đài 111 và “phần chìm” của tảng băng xâm hại tình dục dần hiện ra. Điều này phản ánh số trẻ em bị xâm hại tình dục được hỗ trợ nhiều hơn”, ông Nam giải thích.

Với 3 tiêu chí còn lại do EIU công bố, thì không rõ ràng về mốc thời gian. Trong khi đó, Việt Nam có Luật Trẻ em 2016 với nhiều quy định được “'luật hóa” theo các chuẩn mực quốc tế. Hiện, Việt Nam có 116 cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em thuộc hệ thống công lập và hàng trăm cơ sở trợ giúp trẻ em khác do các tổ chức cộng đồng phụ trách. Bên cạnh đó, cả nước có 34 trung tâm công tác xã hội ở 34 tỉnh, thành phố có thể hỗ trợ cho địa phương, các cơ sở hỗ trợ trẻ em trong việc bảo vệ trẻ em.

“Mới đây, tại hội nghị tổng kết ngành năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng đã yêu cầu các địa phương chưa thành lập Ban chỉ đạo về công tác bảo vệ trẻ em thì trong vòng 1 tháng tới phải thành lập. Nếu tỉnh nào chưa có Ban chỉ đạo thì yêu cầu Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có báo cáo Thủ tướng phê bình. Việc thành lập Ban chỉ đạo quan trọng nhất là xác định cá nhân cụ thể trong bộ máy chính quyền cấp cơ sở về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Điều này cho thấy, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm chỉ đạo về công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em”, ông Đặng Hoa Nam cho biết.

XM/Báo Tin tức
Trào lưu thách thức 10 năm: Người dùng hào hứng chia sẻ nhưng tiềm ẩn nguy cơ bị thu thập dữ liệu
Trào lưu thách thức 10 năm: Người dùng hào hứng chia sẻ nhưng tiềm ẩn nguy cơ bị thu thập dữ liệu

Từ đầu năm 2019 đến nay, trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram tại Việt Nam và không ít nước trên thế giới xuất hiện trào lưu thách thức 10 năm (#10yearschallenge) với hàng triệu bức ảnh chân dung so sánh sự thay đổi của người dùng sau 10 năm. Tuy nhiên, ẩn chứa sau việc công khai hình ảnh này là nguy cơ lộ lọt nhiều thông tin dữ liệu cá nhân.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN