Thống nhất mức chuẩn trợ cấp người có công tăng lên 2.789.000 đồng/tháng

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa ban hành Nghị định hợp nhất số 4804/VBHN-BLĐTBXH, quy định mức trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

Văn bản này được hợp nhất từ 3 nghị định là: Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ; Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21/7/2023 của Chính phủ và Nghị định số 77/2024/NĐ-CP ngày 1/7/2024 của Chính phủ.

Chú thích ảnh
Người có công về dự hội nghị gặp mặt nhân ngày 27/7.

Theo đó, từ ngày 1/7/2024, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng từ 2.055.000 đồng lên 2.789.000 đồng. Mức chuẩn này làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp, các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng.

Các mức quy định theo mức chuẩn tại Nghị định này được điều chỉnh khi mức chuẩn được điều chỉnh và làm tròn đến hàng nghìn đồng.

Văn bản hợp nhất cũng quy định các chế độ ưu đãi, trong đó thực hiện đóng bảo hiểm y tế cho người có công với cách mạng, thân nhân và người phục vụ người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

Bên cạnh đó, chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe dành cho người có công với cách mạng thực hiện từ ngày 1/1/2025.

Cụ thể, điều dưỡng phục hồi sức khỏe tại nhà có mức chi bằng 0,9 lần mức chuẩn/người/lần và được chi trả trực tiếp cho đối tượng được hưởng. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung có mức chi bằng 1,8 lần mức chuẩn/người/lần.

Trước đó, Bộ LĐTBXH đề nghị các địa phương rà soát, báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024, thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và nhu cầu kinh phí năm 2024 để báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung.

XM/Báo Tin tức
Cán bộ công đoàn khó có tiếng nói quyết liệt khi được người sử dụng lao động trả lương
Cán bộ công đoàn khó có tiếng nói quyết liệt khi được người sử dụng lao động trả lương

Cán bộ công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp chủ yếu kiêm nhiệm, cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thiếu hụt, đây là một khó khăn lớn trong hoạt động công đoàn. Cùng với đó, do cán bộ công đoàn cũng do người sử dụng lao động trả lương, nên khó có tiếng nói độc lập, quyết liệt để bảo vệ người lao động.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN