Tạo bứt phá về năng suất, chất lượng

Ngành khoa học và công nghệ sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đổi mới sáng tạo như là cầu nối để khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp phát triển kinh tế - xã hội, qua đó tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng.

Trong đó, doanh nghiệp giữ vai trò trung tâm, viện nghiên cứu và trường đại học là chủ thể nghiên cứu mạnh.

Chú thích ảnh
Sản xuất điện thoại thông minh tại Nhà máy của VinSmart giai đoạn 1 tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội). Ảnh minh họa: Anh Tuấn/TTXVN

Với mục tiêu đến năm 2030 nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và phấn đấu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, trong giai đoạn tới, khi cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã trở thành một trong những xu hướng phát triển của thời đại, Việt Nam phải chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, qua đó tạo bứt phá về năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết: Năm 2021, Bộ tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó chú trọng đến việc xây dựng thể chế vượt trội và chấp nhận rủi ro trong hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đồng thời, Bộ nỗ lực toàn diện và đồng bộ để tháo gỡ các rào cản trong hệ thống luật pháp và chính sách để khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các rào cản, vướng mắc từ các cơ chế, chính sách kinh tế, đầu tư, thương mại. Ngoài ra, Bộ trưởng cho rằng, cần tăng cường nguồn lực xã hội đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhất là từ doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển, hiện đại hóa hạ tầng, tiềm lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh: Năm 2021, Bộ tập trung thực hiện tái cơ cấu các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ gắn với nhu cầu xã hội, chuỗi giá trị của sản phẩm, tạo giá trị gia tăng; đẩy mạnh phát triển thị trường khoa học và công nghệ gắn với xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ, đẩy mạnh hợp tác để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thật sự là lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Điển hình, Việt Nam đã tạo được các giống cây trồng mới có năng suất và chất lượng vượt trội so với khu vực và thế giới khi ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật và quy trình công nghệ mới vào trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản sau thu hoạch và chế biến, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, góp phần đưa Việt Nam vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, hồ tiêu, cao su, điều nhân…

HL (TTXVN)
Những yếu tố giúp Việt Nam trở thành trung tâm khoa học - công nghệ
Những yếu tố giúp Việt Nam trở thành trung tâm khoa học - công nghệ

Hãng tin Reuters ngày 2/2 đăng bài bình luận về mục tiêu “trở thành một quốc gia phát triển toàn diện vào năm 2045” mà Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra tại Đại hội XIII vừa qua, trong đó phân tích các yếu tố có thể giúp Việt Nam trở thành trung tâm khoa học - công nghệ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN