Quy hoạch thoát nước Hà Nội đã có, nhưng doanh nghiệp không muốn đầu tư

Quy hoạch thoát nước, xử lý nước thải Hà Nội đã có nhưng không doanh nghiệp nào muốn tham gia đầu tư, thực hiện.

Ông Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng Ban Đô thị (HĐND) kết luận tại buổi giám sát về quy hoạch thoát nước khu vực đô thị Hà Nội.

Ngày 24/10, Ban Đô thị (Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội) đã thực hiện giám sát về tình hình thực hiện quy hoạch hệ thống thoát nước, xử lý nước thải khu vực đô thị Hà Nội.


Trả lời câu hỏi chất vấn của các thành viên giám sát Ban Đô thị về lý do cứ mưa to là Hà Nội lại ngập, ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: “UBND thành phố giao Sở Xây dựng quản lý hệ thống thoát nước đô thị gồm khu vực trung tâm với diện tích khoảng 300km2. Quy hoạch thoát nước, xử lý nước thải đã có nhưng không doanh nghiệp nào muốn tham gia đầu tư, thực hiện. Danh mục đầu tư vào hệ thống thoát nước, xử lý nước thải theo các hình thức xã hội hóa “trống trơn” không ai tham gia”.


Hiện Dự án thoát nước giai đoạn 2 sử dụng vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản đã hoàn thành vào cuối năm 2016, nhưng chỉ đảm bảo thoát nước rộng 70 km2 khu vực vực Tô Lịch; còn lại diện tích rộng 230 km2 vẫn “trống”. Việc thoát nước khu vực này chủ yếu theo hình thức tự chảy. Do đó, các khu vực Tả Nhuệ, Hữu Nhuệ, Hà Đông, Nam Từ Liêm và các khu đô thị mới vẫn còn tình trạng ngập úng cục bộ khi có mua lớn do tốc độ hóa diễn ra nhanh nhưng hệ thống hạ tầng chưa theo quy hoạch được duyệt.


“Để giải quyết tình trạng lớn là ngập khu vực phía Tây Hà Nội, thành phố sớm xây dựng trạm bơm Liên Mạc với công suất giai đoạn 1 là 90 m3/s và trạm bơm Yên Nghĩa công suất 120m3/s, kết hợp cải tạo sông Nhuệ để lưu thoát nước nhanh với lượng mưa cường độ 300mm/2 ngày. Đây là trục xương sống của việc thoát nước khu vực vực Tả Nhuệ, Hà Đông.


Đối với 18 điểm ngập úng trong nội thành Hà Nội, Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định đây là những vị trí địa hình thấp. Do đó, để khắc phục tình trạng này, HĐND thành phố sớm chấp thuận kinh phí dự án lắp máy bơm công suất sở hoặc tổ chức 1 đường thoát nước riêng qua việc điều chỉnh quy hoạch cục bộ”, ông Lê Văn Dục cho biết.


Ông Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng Ban Đô thị (HĐND Hà Nội) nhận định: Dự án thoát nước giai đoạn 2 đã giúp tiêu thoát nước khu vực 4 quận nội thành trung tâm của Hà Nội. Tuy nhiên, nếu so sánh giữa kết quả đạt được và mục tiêu, kế hoạch, lộ trình thực hiện thì vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều dự án thoát nước và xử lý nước thải đã quyết định đầu tư từ khóa trước nay lại dãn hoãn tiến độ, dẫn đến chưa đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống thoát nước.


Các dự án thoát nước đã triển khai đều thực hiện chậm. Nguyên nhân chủ yếu là các quận huyện chưa vào cuộc quyết liệt, nhất là khâu giải phóng mặt bằng khiến nhiều dự án chỉ còn vướng 1-2 hộ nhưng khiến cả dự án bị đình trệ.


Về cơ chế thu hút đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, Sở Xây dựng và Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội sớm rà soát và tham mưu cho lãnh đạo thành phố để thu hút các nguồn lực xã hội hóa. “Hiện nay, Hà Nội mới chỉ thu phí nước xả thải áp dụng cho khối doanh nghiệp, trong khi việc xả thải của người dân, thành phố vẫn bù lỗ 80%. Do đó, phải có cơ chế liên quan đến giá, ưu đãi hấp dẫn các nhà đầu tư vào lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải”, ông Nguyễn Nguyên Quân đề xuất.


XC/Báo Tin Tức
Các dự án thoát nước Hà Nội đều chậm tiến độ
Các dự án thoát nước Hà Nội đều chậm tiến độ

Ông Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng Ban Đô thị (HĐND Hà Nội) cho rằng: Các dự án thoát nước và xử lý nước thải đều chậm tiến độ đề ra, nguyên nhân bao gồm nguồn vốn và cơ chế chính sách, thì chủ yếu do vướng giải phóng mặt bằng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN