Những câu chuyện Đường Hồ Chí Minh trên biển - Kỳ cuối: 50 năm bản hùng ca

Thời chiến hay thời bình, suốt chiều dài lịch sử, từ Móng Cái đến mũi Cà Mau, từ quần đảo Trường Sa, Thổ Chu, Phú Quốc đến các nhà giàn tít tắp giữa ngàn khơi, ở đâu cũng in đậm dấu chân người lính. Oanh liệt trong thời chiến, kiên cường dũng cảm trong thời bình, truyền thống chiến đấu của những chiến sĩ đoàn tàu không số năm xưa là ngọn lửa nhiệt huyết cách mạng và hành trang để lớp lớp thế hệ cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn 125 hôm nay noi gương và học tập. Lữ đoàn 125 Hải quân, 2 lần được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 50 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành là 50 năm huyền thoại một trường ca trên biển.

Anh hùng trong thời chiến

Ngày 29/6/1966, đế quốc Mỹ đã leo nấc thang mới ném bom các vùng biển và một số mục tiêu kinh tế, chính trị quan trọng ở Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng. Trước hành động mở rộng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, ngày 17/7/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi quân và dân cả nước: “...Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập tự do; đến ngày thắng lợi, nhân dân sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn...”.

Tự hào chiến sĩ Lữ đoàn 125 Hải quân 2 lần anh hùng.


Đáp lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân cả nước đoàn kết một lòng, vượt qua mọi gian khổ hy sinh, quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn. Miền Bắc càng sục sôi khí thế đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, dồn sức chi viện cho miền Nam đánh bại cuộc phản công chiến lược lần thứ hai của địch. Hòa cùng khí thế chung của cả nước, Lữ đoàn 125 Hải quân chuẩn bị bước vào giai đoạn vận chuyển mới.

Trong điều kiện yếu tố bí mật, bất ngờ của tuyến đường không còn. Địch bố phòng, kiềm tỏa gắt gao, đường đi mới, xa bờ, qua nhiều vùng biển lạ, nguy hiểm, do vậy, công tác chuẩn bị cho chuyến mở đường phải được tiến hành khẩn trương, chặt chẽ, chu đáo. Đảng ủy Lữ đoàn quyết tâm “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, dù phải hi sinh đến tính mạng, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 125 cũng phải hoàn thành nhiệm vụ, sẵn sàng hi sinh, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng”. Đảng ủy Lữ đoàn đã giao nhiệm vụ cho tàu 42 gồm 16 thủy thủ do đồng chí Nguyễn Văn Cứng làm thuyền trưởng và đồng chí Nguyễn Ngọc Ẩn làm chính trị viên. Đêm 15/10/1966, tàu 42 chở 60 tấn vũ khí nhổ neo vượt biển. Sau 9 ngày vừa đi vừa vòng tránh sự kiểm soát gắt gao của địch, đêm 24/10, tàu 42 cập bến Rạch Kiến Vàng (Cà Mau) an toàn. 60 tấn vũ khí đạn dược được vận chuyển lên bờ, chi viện cho chiến trường miền Nam. Sau tàu 42 hoàn thành nhiệm vụ, các tàu 69 và tàu 68 lần lượt lên đường và đều hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao. Thắng lợi của chuyến đi mở đường của tàu 42 trong tình hình mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thắng lợi ấy không chỉ chứng minh cho ý chí liên tục tiến công chi viện cho miền Nam bằng đường biển, mà còn thể hiện tinh thần gan dạ, kiên cường, chấp nhận gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc của cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn 125.

Đêm 30, rạng sáng ngày 1 Tết Mậu Thân năm 1968, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân ta diễn ra đồng loạt trên khắp miền Nam. Để đáp ứng yêu cầu vũ khí cho chiến trường và phân tán sự đối phó của địch, từ ngày 23 đến ngày 27/2/1968, Bộ Tư lệnh Hải quân quyết định sử dụng 4 tàu: Tàu 165, 56, 54 và tàu 235 lên đường làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí đạn dược chi viện cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên chiến trường miền Nam. Kết thúc giai đoạn vận chuyển cực kỳ ác liệt ấy, từ cuối tháng 10/1965 đến tháng 3/1968, Lữ đoàn 125 Hải quân đã tổ chức 23 chuyến vận chuyển, trong đó có 5 chuyến thành công trọn vẹn, 6 lần vận chuyển đụng độ với địch, chở 310 tấn vũ khí cho chiến trường, phải tự hủy 4 tàu, địch chiếm của ta 2 chiếc, ta phá 2 tàu bị mắc cạn, những chuyến đi còn lại gặp địch, buộc phải quay về.

Nói về những năm tháng chiến đấu trên đoàn tàu không số, đại tá Trần Phong, nguyên là quyền Chỉ huy trưởng đoàn tàu không số nay đã nghỉ hưu, hiện đang sống tại TP Hồ Chí Minh chia sẻ: “Đã 50 năm trôi qua, 34 chiến sĩ của đoàn tàu không số đầu tiên người còn người mất, nhưng chiến công vang dội của những con tàu huyền thoại mãi mãi là kỳ tích tạc vào lịch sử. Mỗi lần vượt biển bí mật ra Bắc chở vũ khí vào Nam, là cả sự tài tình sáng tạo của các chiến sĩ ngày ấy. Đối với tôi, những ngày ở đoàn tàu không số là những ngày nở hoa đẹp nhất của đời lính không thể nào quên”.

Vinh quang trong thời bình

Thực hiện mệnh lệnh hành quân ra giải phóng quần đảo Trường Sa, ngày 4/4/1975, Lữ đoàn 125 Hải quân khẩn trương thành lập một biên đội gồm 3 tàu: Tàu 673, 674 và 675 do đồng chí Dương Tấn Kịch chỉ huy, hành quân từ Hải Phòng vào Đà Nẵng chở Đoàn 126 Bộ đội Đặc công Hải quân và một bộ phận của Tiểu đoàn 471 Đặc công Quân khu V ra giải phóng quần đảo. Mặc dù trải qua muôn vàn khó khăn gian khổ, nhưng cán bộ chiến sĩ đã nhanh chóng giải phóng và tiếp quản các đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn và Trường Sa.

Giờ giải lao trên quân cảng.


Sau ngày Trường Sa giải phóng, nhiệm vụ vận chuyển của Lữ đoàn 125 khá nặng nề. Tiếp nối những con tàu huyền thoại vượt biển năm xưa, cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn 125 Hải quân bước vào cuộc chiến đấu mới - cuộc chiến đấu trongthời bình trên Biển Đông. Nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn này là vận tải cho các tuyến đảo xa, trong đó nhiệm vụ vận chuyển cho Trường Sa được đặt lên hàng đầu. Đầu năm 1976, lần đầu tiên con tàu mang tên Đại Khánh dưới sựchỉ huy của Đại úy Lê Nhật Cát chở 74 cán bộ chiến sĩ và vật liệu vượt sóng ra Trường Sa xây đảo. Khó có thể nói hết những khó khăn gian khổ của cán bộ, chiến sĩ ở “quần đảo bão tố ” này những ngày đầu giải phóng. Sau gần 5 tháng vật lộn với sóng gió và khí hậu khắc nghiệt, lần đầu tiên ngôi nhà bán kiên cố sừng sững mọc lên giữa Biển Đông. Đó là loại nhà sê - ri đầu tiên nửa chìm nửa nổi, có cửa lấy nắng và gió, chịu được bão tố, che nắng, mưa cho bộ đội. Tháng3/1976, Bộ Tư lệnh Hải quân quyết định mở chiến dịch vận chuyển cho Quần đảo Trường Sa, Lữ đoàn 125 là đơn vị chủ lực của chiến dịch vận tải này. Chỉ riêng năm 1976, Lữ đoàn đã huy động 11 lần chiếc tàu, đi 22 lần chuyến, chở được 2.300 tấn hàng ra đảo. Ngoài nhiệm vụ vận chuyển, Lữ đoàn 125 còn đảm nhiệm cắm mốc chủ quyền và chở anh em tù chính trị từđảo Phú Quốc về đất liền. Năm 1978, lần đầu tiên các tàu 607, 608, 610, 885 của Lữ đoàn đã tổ chức đưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội, quân chủng ra thăm và kiểm traQuần đảo Trường Sa. Trong chuyến vận chuyển đặc biệt này, có một lực lượng đông đảo cán bộ chiến sĩ của Lữ đoàn 147 Hải quân đánh bộ, Lữ đoàn 126 Đặc công Hải quân xung phong ra 5đảo nổi là: Trường Sa Đông, An Bang, Sơn Ca, Phan Vinh, Sinh Tồn Đông để bảo vệ đảo.

Đầu năm 1988, đối phương cho quân đóng chiếm trái phép và vô lý một số bãi thuộc quần đảo Trường Sa như Chữ Thập, Châu Viên, Huy gơ. Trước tình thế ấy, những người lính hải quân củađ oàn vận tải Lữ đoàn 125 anh hùng đã hạ quyết tâm canh giữ với phương châm “một tấc không đi, một ly không rời”. Trên tinh thần chính đáng: Bảo vệ cột mốc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, những người lính thủy như thuyền trưởng Vũ Phi Trừ tàu HQ - 604, thuyền trưởngVũ Huy Lễ tàu HQ - 505, cùng 70 cán bộ chiến sĩcủa 2 phân đội công binh T83, 22 chiến sĩ của đoàn M46, và 4 cán bộ chiến sĩ của Đoàn Đo đạc biển và vẽ bản đồ đã mưu trí sáng tạo, chiến đấu anh dũng, làm chủ vùng biển. Lá cờ đỏ sao vàngcủa Tổ quốc được cắm trên đảo. Lá cờ kiêu hãnh ấy đã nhuộm máu của đồng đội. Hạ sĩ NguyễnVăn Lanh với tinh thần “một tấc không đi, một ly không rời” đã chiến đấu ngoan cường, bằng mọi giá phải cắm được cờ trên đảo. Thiếu úy Trần Văn Phương trước khi ngã xuống đã hô vang: “Thà hy sinh chứ nhất định không chịu mất đảo. Hãy để máu của mình tô thắm cờ truyền thống củaquân chủng Hải quân”. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, ngày 3/6/1976, Lữ đoàn 125 Hải quân đã được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu đơn vị Anh hùng LLVTND lần thứ hai.

Trong những ngày này, các thế hệ cán bộ,chiến sĩ Lữ đoàn 125 Hải quân anh hùng, từ đất liền đến các tàu hoạt động trên các vùng biển, đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 đang dấy lên phong trào thi đua sôi nổi, huấn luyện giỏi, rèn luyện chăm, kỷ luật nghiêm chào mừng 50 năm ngày truyền thống của mình. Đại Tá Đỗ MạnhHà, Chính ủy Lữ đoàn 125 Hải quân chia sẻ: “ Khó có thể nói hết sự kiên cường anh dũng, gan dạ chiến đấu của các chiến sĩ Đoàn tàu không số. Năm xưa các thủy thủ Đoàn tàu không số kiên cường chiến đấu, quyết tâm mở đường trên biển, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, đó là phẩm chất cao đẹp nhất của bộ đội Cụ Hồ, thì hôm nay những người lính Lữ đoàn 125 quyếttâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo,thềm lục địa của Tổ quốc. Các anh ngã xuống,xương máu của các anh nằm trong lòng biển, làtruyền thống vẻ vang cho lớp lớp cán bộ chiếnsĩ Lữ đoàn 125 Hải quân hôm nay tiếp bước. Tri ân các chiến sĩ Đoàn tàu không số năm xưa, cánbộ, chiến sĩ Lữ đoàn 125 Hải quân hôm nay nguyện tuyệt đối trung thành với Đảng, phụng sự đất nước, bảo vệ nhân dân, xứng đáng là đơn vị hai lần được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Chiến tranh đã lùi xa 36 năm, nhưng những chiến công anh hùng, sự hy sinh gian khổ củalực lượng Đoàn 759, đơn vị tiên phong mở đường vận tải chiến lược mang tên Bác trên Biển Đông của những con tàu không số, sẽ mãi mãi đivào lịch sử dân tộc. Sự hy sinh cống hiến máu xương của những cán bộ, chiến sĩ “tàu không số”đã trở thành bất tử, như một huyền thoại cho lớp lớp đời sau ngưỡng mộ, trân trọng và tự hào.

Thời gian sẽ qua đi, nhưng huyền thoại về Đường Hồ Chí Minh trên biển vẫn mãi mãingời sáng trong trang sử oanh liệt của dân tộc ta như một thiên anh hùng ca bất tử, tô thắm truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc,Quân đội và Quân chủng Hải quân nhân dânViệt Nam anh hùng. Máu và linh hồn của cácchiến sĩ đoàn tàu không số năm xưa, sẽ tiếpthêm sức mạnh cho các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 125 Hải quân hôm nay để tiếp tục chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thân yêu của Tổ quốc.

Bài và ảnh: Mai Thắng

Những câu chuyện về Đường Hồ Chí Minh trên biển - Kỳ 20: Những bến tàu không số
Những câu chuyện về Đường Hồ Chí Minh trên biển - Kỳ 20: Những bến tàu không số

Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn (Bình Định), địa điểm đã vinh dự đón tàu “không số” vào rạng sáng ngày 1/11/1964, với chuyến hàng đầu tiên chở trên 30 tấn vũ khí chi viện cho chiến trường khu 5 một cách an toàn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN