ILO tại Việt Nam khuyến cáo lao động di cư lựa chọn sự an toàn

Trước vụ việc 39 người chết trong container đông lạnh, ngày 29/10, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam đã kêu gọi tăng cường đảm bảo di cư lao động (xuất khẩu lao động) an toàn, có trật tự và dễ dàng.

Chú thích ảnh
Lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động.

Giám đốc ILO Việt Nam, Chang-Hee Lee cho biết, nếu đi xuất khẩu lao động không qua các kênh hợp thức, người lao động có nguy cơ bị bóc lột lao động, hạn chế khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ và pháp lý khi ở nước ngoài.

Theo ILO, số lượng người đi xuất khẩu lao động của Việt Nam qua ngày càng gia tăng. Riêng từ đầu năm đến nay đã có hơn 142.000 người đi xuất khẩu lao động (trong đó có khoảng 50.000 nữ) đi làm việc theo hợp đồng. Ước tính, người lao động di cư gửi về nhà 2,5 - 3 tỷ USD mỗi năm.

Di cư lao động không hợp pháp là hiện tượng người dân di chuyển không tuân thủ quy định của pháp luật hoặc theo các hiệp định quốc tế liên quan tới việc nhập cảnh và xuất cảnh từ nước đi, nước trung gian và nước đến.

Giám đốc ILO Việt Nam cho biết thêm: “Khi quyền của lao động di cư được tôn trọng và hành trình di cư của họ được an toàn, bản thân họ, gia đình và cả xã hội có thể được hưởng lợi từ nguồn kiều hối gửi về, cũng như nâng cao được kỹ năng tay nghề”.

ILO cho rằng việc tăng cường các kênh di cư hợp pháp sẽ giảm chi phí và đơn giản hóa các quy trình phức tạp để từ đó tăng số lượng lao động đi qua các kênh này. Một nghiên cứu gần đây của ILO và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cho thấy, người lao động Việt Nam đã phải trả chi phí cao nhất so với một số nước trong khu vực để đi làm việc ở nước ngoài. Lao động cũng phải vay mượn khoản tiền lớn nhất và làm việc trong khoảng thời gian lâu nhất, lên đến 11 tháng, để có thể chi trả khoản nợ này...

ILO kêu gọi các chính phủ tăng cường nỗ lực để hỗ trợ người lao động di cư thông qua các biện pháp: Thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia phái cử, trung chuyển và tiếp nhận để tăng cường và đảm bảo những lựa chọn di cư hợp thức, đặc biệt là đối với lao động nữ; phát triển các kênh di cư hợp thức ít tốn kém tiền của, thời gian; chuyển chi phí tuyển dụng từ người lao động sang người sử dụng lao động; mở rộng tiếp cận pháp lý cho người lao động di cư, đặc biệc là lao động nữ; đào tạo kỹ năng nghề phù hợp với yêu cầu của người sử dụng lao động, mà không tạo thêm gánh nặng về thời gian và tài chính đối với người lao động di cư; mở rộng dịch vụ cho người lao động di cư và gia đình để hỗ trợ họ khi về nước và tái hòa nhập cộng đồng.

XM/Báo Tin tức
Nghệ An quản lý chặt chẽ hoạt động của các đơn vị xuất khẩu lao động
Nghệ An quản lý chặt chẽ hoạt động của các đơn vị xuất khẩu lao động

Chiều 28/10, Sở Ngoại vụ tỉnh Nghệ An cho biết, lãnh đạo tỉnh đã có công văn hỏa tốc gửi các ngành, địa phương trong tỉnh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN