Hạnh phúc quây quần bên nồi bánh chưng Tết

Vào những ngày giáp Tết, gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đỏ hồng  đã trở thành một tập quán,  một nét văn hóa của các gia đình người Việt.

 

Anh Dũng ở phố Minh Khai (Hà Nội),  chia sẻ "Tết là dịp để gia đình quây quần sum họp, nên năm nào anh chị em trong gia đình cùng tự gói và nấu bánh chưng để có cơ hội được ngồi với nhau những ngày cuối năm. Bên bếp lửa trông nồi bánh chưng, cùng quên đi sự tất bật của cuộc sống thường nhật, chia sẻ với nhau những câu chuyện vui buồn, để khép lại một năm cũ đang dần qua”.

 

Việc gói bánh chưng thường được bắt đầu từ tờ mờ sáng 26, 27 Tết. Mọi người trong gia đình anh dậy sớm, mỗi người một việc, người vo gạo, người thổi đỗ, nghiền đỗ, người ướp thịt…

 

Để có được chiếc bánh chưng thơm ngon theo kiểu truyền thống, việc chọn nguyên liệu phải cực kỳ tinh tế. Gạo nếp phải là loại nếp cái hoa vàng, thịt lợn phải đảm bảo nguồn gốc và nuôi không theo kiểu tăng trọng thì thịt mới thơm ngon. Lá dong được chọn lựa khá kỹ, phải là loại dong nếp lấy từ rừng. Khâu luộc bánh chưng cũng vô cùng quan trọng, để bánh được xanh, nhất thiết phải được luộc trong thùng tôn hoa, lửa lúc nào cũng phải đều và luộc trong vòng 18 tiếng thì bánh mới dền.

 

Lá dong được chọn lựa khá kỹ, rửa sạch để tránh bánh nhanh hỏng.

Thịt được tẩm ướp gia vị, hạt tiêu. Đỗ xanh được nấu chín và chia đều.

Gói bánh

 

Bánh chưng  được luộc trong thùng tôn hoa, như thế bánh mới xanh

 

Sau thời gian luộc là 18 tiếng, bánh chưng được vớt ra

Những đứa trẻ háo hức bên những chiếc bánh chưn nóng hổi.

Bánh vớt ra  được rửa sạch mỡ bám vào vỏ bánh, để nơi khô ráo, sau đó ép cho chặt.

Tin, Ảnh: Lê Phú
Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN