Nước ngầm bị giảm và ô nhiễm tại Hưng Yên

Nguồn nước ngầm không những bị giảm sâu mà còn bị ô nhiễm nặng đang cảnh báo những nỗi lo về nước sinh hoạt ở Hưng Yên.

Trong 3 năm trở lại đây, mỗi khi bước vào mùa nắng nóng, nhiều vùng ở Hưng Yên thường bị khan hiếm nguồn nước sạch.

Theo phản ánh của nhiều người dân ở các huyện Văn Lâm, Văn Giang, về mùa hè, các giếng khoan và giếng khơi của hàng trăm hộ dân bị cạn kiệt nước. Nhiều gia đình gặp phải hiện tượng tụt mực nước ngầm, không thể bơm được nước phục vụ sinh hoạt, phải nối thêm ống trõ từ 2 đến 4m và nâng công suất máy bơm mới khai thác được nước.

Trước hiện tượng này, không ít gia đình đã phải đầu tư kinh phí lên hơn 10 triệu đồng để khoan lại giếng nâng cao độ sâu khai thác nước, nếu trước đây chỉ cần khoan ở mức trên 40m, nay phải sâu thêm đến 90m mới đảm bảo lưu lượng và chất lượng. Điển hình là ở các xã Lạc Hồng, Trưng Trắc, Đình Dù, thị trấn Như Quỳnh (Văn Lâm); Long Hưng, Thắng Lợi, Cửu Cao, thị trấn Văn Giang (huyện Văn Giang)...

Cùng với kham hiếm, nguồn nước ở Hưng Yên còn bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo kết quả phân tích của Sở Tài nguyên môi trường Hưng Yên, chất lượng nước mặt tại một số dòng kênh mương trên địa bàn tỉnh cũng đang ô nhiễm ở mức báo động do nước thải sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, chất thải chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp.

Trong đó các chỉ số đều vượt mức cho phép như: TSS vượt từ từ 1 đến gơn 2 lần; COD vượt từ 1 đến 2,8 lần; BOD5 vượt từ 1,3 đến hơn 4 lần; Coliform vượt từ 1 đến 1,3 lần.

Nước mặt ô nhiễm đã ngấm xuống lòng đất kéo theo nguồn nước ngầm cũng bị ảnh hưởng. Ông Trần Huy Vinh, cán bộ Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hưng Yên cho biết, chất lượng nước ngầm qua kết quả lấy và phân tích mẫu nước Bộ chỉ số năm 2015 trên địa bàn tỉnh cho thấy có 30% số mẫu nhiễm chỉ số Clorua; 12,6% số mẫu nhiễm Cliform tập trung tại các huyện Ân Thi, Phù Cừ, Tiên Lữ, TP Hưng Yê, Khoái Châu, Kim Động. Riêng tại 2 huyện Khoái Châu và Ân Thi có 11,7% số mẫu nhiễm Ecoli.


Trước tình trạng trên, các ngành chức năng ở Hưng Yên đã đưa ra một số giải pháp. Trong đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục xây dựng các nhà máy cấp nước tập trung tại các vùng bị ô nhiễm nguồn nước theo chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Sở Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng đề án "Bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 -2020"; trong đó đưa ra các biện pháp đồng bộ, tạo chuyển biến cơ bản trong vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên nước.

Mai Ngoan (TTXVN)
Sông Ba ô nhiễm nặng nơi vùng khát
Sông Ba ô nhiễm nặng nơi vùng khát

Từ khi dự án thủy điện An Khê - Ka Nak tích nước và chuyển dòng về sông Côn của tỉnh Bình Định cũng chính là thời điểm sông Ba trở thành “sông chết”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN