Việt Nam tự sản xuất 10/11 vắc xin tiêm chủng

Việt Nam đã tự sản xuất 10/11 loại vắc xin và không những chủ động nguồn cung cấp vắc xin phục vụ cho Chương trình tiêm chủng trong nước mà còn xuất khẩu ra một số nước.

Ngày 14/12, Thứ thưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định: Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân. Đây là một chương trình không những mang ý nghĩa về mặt chính trị - xã hội mà còn thể hiện sự cam kết của Chính phủ Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

Nhân viên y tế dự phòng tiêm vắc xin cho trẻ. Ảnh: Dương Ngọc - TTXVN


Sau 25 năm triển khai Chương trình tiêm chủng mở rộng, Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới chương trình tiêm chủng rộng khắp từ trung ương đến xã phường; trên 90% trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin theo qui định... Thông qua việc triển khai thành công Chương trình tiêm chủng mở rộng và các chương trình y tế khác, Việt Nam đã giảm đáng kể tỷ lệ trẻ em tử vong dưới 5 tuổi và đạt được mục tiêu số 4 của Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ trước thời hạn 8 năm.

Sau 25 năm triển khai Chương trình tiêm chủng mở rộng đã đạt và duy trì một số thành quả trong việc thanh toán, loại trừ, giảm số mắc và tử vong các bệnh trong tiêm chủng mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ tiêm chủng.

Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt vào năm 2000, được quốc tế công nhận đạt mục tiêu loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005, tỷ lệ số trẻ em mắc sởi trên 100.000 dân năm 2011 giảm 182 lần so với năm 1984 và tiến tới loại trừ bệnh sởi.

Từ năm 2006 đến nay, cả nước không có ca tử vong do ho gà; 100% cán bộ tiêm chủng được tập huấn về an toàn tiêm chủng và cấp chứng chỉ...

Bên cạnh đó, chương trình tiêm chủng mở rộng vẫn còn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức như: sự biến động của đội ngũ cán bộ làm công tác tiêm chủng mở rộng ở tuyến cơ sở; số cán bộ dân tộc thiểu số ở tuyến xã, thôn, bản thiếu; việc cung ứng vắc xin ở một số địa phương chưa đáp ứng kịp thời; kinh phí dành cho tiêm chủng mở rộng mới đáp ứngg 60% nhu cầu; viện trợ quốc tế đang giảm dần; một số nơi, nhận thức của người dân còn hạn chế, vẫn dựa vào chính sách miễn phí của Nhà nước...

Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết: Hiện nay, vắc xin phòng cúm A (H5N1) đang được thử nghiệm ở giai đoạn cuối (thử nghiệm lâm sàng cấp độ 3) và nếu thành công sẽ đưa vào triển khai triển diện rộng.

Năm 2012, cả nước có 9 trường hợp trẻ tử vong sau khi tiêm nhưng kết quả kiểm tra cho thấy chỉ có 1 trường hợp liên quan đến tiêm chủng...


Thu Phương
Nguy cơ của việc không tiêm chủng cho trẻ
Nguy cơ của việc không tiêm chủng cho trẻ

Khi đứa trẻ không được tiêm chủng hoặc tiêm không đầy đủ, chẳng may bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh thì cơ thể của trẻ không đủ sức mạnh để chống lại, trẻ sẽ bị nhiễm bệnh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN