Phòng bệnh thủy đậu mùa xuân

Theo PGS.TS Bùi Khắc Hậu, Đại học Y Hà Nội, thủy đậu là dạng bệnh hay lây thành dịch, gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất ở trẻ em từ 2 - 10 tuổi. Bệnh thủy đậu nói chung là lành tính nhưng nếu không biết chăm sóc đúng cách, bệnh có thể trở nên lâu lành, nhiễm trùng để lại sẹo và cũng có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như viêm niêm mạc miệng, viêm thận, viêm khớp tràn dịch, viêm phổi (gặp chủ yếu ở người trưởng thành bị thủy đậu), thậm chí nhiễm trùng máu (do bội nhiễm vi khuẩn) hoặc viêm não gây tử vong.


Quan niệm trẻ mắc bệnh thủy đậu cần kiêng gió và kiêng nước là chưa đúng. Vì vậy, khi mắc bệnh thủy đậu, cần giữ vệ sinh da sạch sẽ để tránh bội nhiễm vi khuẩn. Sau khi lau, tắm cho trẻ xong nên dùng vải thô sạch thấm khô da cho trẻ rồi mặc quần áo rộng, thoáng. Nếu trẻ chỉ có vài ba nốt thủy đậu bị vỡ thì có thể dùng nước oxy già (H202) rửa, dùng bông vô trùng thấm khô (bông này sau khi dùng xong cho vào túi nilông buộc kín, cho vào nước đun sôi để diệt mầm bệnh, tránh lây lan).
Khi trong gia đình hay một tập thể (lớp mẫu giáo) có trẻ mắc bệnh nghi do thủy đậu, cần cách ly trẻ bệnh với trẻ lành vì bệnh thủy đậu lây theo đường hô hấp và lây trực tiếp từ các nốt phỏng. Những người lớn mà chưa bao giờ bị bệnh thủy đậu thì cũng cần tránh tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu.


Hoàng Dương (tổng hợp)

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN