Điều kiện tự nhiên ở vùng cư trú đã tạo điều kiện thuận lợi cho người Pu Nả ở Lai Châu phát triển kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp, cụ thể là trồng lúa nước nói riêng. Trong sản xuất nông nghiệp, người Pu Nả có câu:Người Pu Nả chọn nơi cư trú gần nguồn nước, đất đai màu mỡ để thuận lợi trồng lúa nước. |
Đun tsấy đun tóc cảĐun hả đun đan nạNghĩa là:Tháng tư tháng gieo mạTháng năm tháng cấy lúa.Và câu:
Chập mấn hảy, chì mày đài chảy cao nạNghĩa là:
Mười đám nương, không bằng một góc ruộng.Người Pu Nả quan niệm không bao giờ bừa hôm trước để hôm sau mới cấy. |
Niềm vui được mùa của người Pu Nả. |
Theo tập quán, người Pu Nả thường chọn những khu vực đất đai mầu mỡ, có khả năng khai phá ruộng nước và làm nương rẫy, thuận lợi về nguồn nước để phục vụ cho tưới tiêu và sinh hoạt.
Người Pu Nả dùng gạo nếp xay để làm bánh cuốn ăn trong gia đình và đem ra chợ bán. |
Trong các phiên chợ, ngày hội, món bánh bỏng của người Pu Nả được nhiều khách tìm mua. |
Về sản xuất nông nghiệp, ngành sản xuất chính của người Pu Nả là làm ruộng, cấy lúa nước. Kỹ thuật làm ruộng nước của người Pu Nả được truyền từ đời này qua đời khác, người con trai bước vào tuổi 15 - 16 bắt đầu tập cày, tập bừa (gia đình nào neo người, thì người con trai khi bước vào tuổi 12 đã tập cày). Việc cầm cày, cầm bừa của người Pu Nả hoàn toàn do nam giới đảm nhiệm. Kỹ thuật làm ruộng là cày sâu, bừa kỹ, mỗi vụ cày cấy đều 3 lần cày, 3 lần bừa, (gọi là Tsâm chai, Tsâm cẩm). Bừa cấy thì bừa từ cuối đám ruộng lên để nước bùn, nước phân trôi còn đọng lại ở các thửa bừa trước, bừa đến đâu cấy đến đó. Làm cỏ từ một đến hai lần, bờ ruộng được đắp cẩn thận, giữ được nước, lúa sắp chín phát dọn bờ ruộng, và xung quanh chống chuột phá hoại. Có thể nói hạt thóc là nguồn lương thực chính để nuôi sống con người. Nhà nào làm không đủ thóc, đủ gạo ăn quanh năm mà phải ăn ngô thì coi gia đình đó không biết làm ăn, lười lao động nên thiếu ăn, làng bản người ta có phần coi thường. Nên gia đình nào cũng đều phải có ruộng và lao động rất chăm chỉ.
Bài và ảnh: Việt Hoàng