Theo lời kể của các già làng người Thái: "Khi mặt đất bằng lá đa, bầu trời bằng vảy con ốc, núi rừng bằng dấu chân con gà ri thì đã có Xăng Khan". Đây là nghi lễ truyền từ đời này sang đời khác, đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hóa của đồng bào Thái hàng trăm năm nay.
Theo tiếng Thái, “Xăng Khan” là dặn dò và đáp lời,. Người Thái cho rằng, Xăng là lời nhắn của ông mo đã khuất đối với ông mo còn sống đã được truyền dạy nghề thầy cúng, Khan là sự nhận lời của ông Mo được truyền dạy hứa hẹn để làm những điều tốt lành hơn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Thông thường cứ 3 năm một lần, khi mùa màng đã thu hoạch xong, các thầy mo lại tổ chức Lễ hội Xăng Khan. |
Lễ vật để chuẩn bị lễ gồm 1 cây nêu to (trang trí nhiều màu sắc), 3 mâm bằng mây để cúng, 16 ô Xăng Khan, 4 bộ đồ ông mo, 3 cái kiếm, 3 cái nệm,20 cái Nến cây, 9 bộ quần áo Thái, 1 cái chiêng nhỏ, Trứng gà 3 quả, Trầu, cau, rượu, thịt , bát đĩa..., cái trống, bộ chiêng, rượu cần,... |
Các chàng trai, cô giá Thái tất bật chuẩn bị các lễ vật cho lễ Xăng Khan. |
Mâm cúng chuẩn bị cho nghi lễ Xăng Khan gồm có: đĩa trầu cau, rượu, một cuộn sợi vải trắng, kiếm dài, một bát gạo đầy trong có một quả trứng gà sống đặt trên miệng bát,... tất cả được bày trên một cái mâm nhôm có lót một tấm vải thô (vải mộc của đồng bào dân tộc). |
Về đồ lễ nghi, không thể thiếu cây hoa gọi là cây “xằng tang” hay còn gọi là cây boọc mạy. Nhìn vào số lượng cây xằng tang được treo trên kèo nhà ông mo, mọi người biết được uy tín của ông mo. |
Để tổ chức Lễ Xăng Khan, các thầy mo cử ra một ban hành lễ gồm “chà kháy”, “chà cống”, bộ phận “bào tồn ô”, “xảo chìa pô”, mỗi người được phân công nhiệm vụ riêng như: Thầy mo có mo chủ (làm chủ tế) và các mo bạn “làm bồi tế”. |
Số lượng mo bạn nhiều hay ít tùy thuộc vào khả năng gia đình mo chủ mời và quy mô của cuộc lễ. Mo chủ và các mo bạn thay nhau đọc các bài cúng và đóng các vai ma. |
Trai làng, gái bản dâng lễ vật cho thầy mo trong lễ cúng. |
Nghi lễ Xăng Khan diễn ra trong không khí linh thiêng mang âm hưởng của núi rừng, cũng là một nghi lễ hết sức độc đáo thể hiện bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở miền Tây xứ Nghệ. |
Lễ Xăng Khan còn có rất nhiều trò diễn, trò vui. |
Năm 2017, lễ Xăng Khan của đồng bào dân tộc Thái tỉnh Nghệ An được công bố là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. |