Lễ cưới của đồng bào Khmer

Với khoảng hơn 1,3 triệu người, dân tộc Khmer Nam Bộ sống đan xen cùng cộng đồng dân cư ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang... nhưng tập trung nhiều nhất là ở tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.

Theo truyền thống, đồng bào Khmer Nam Bộ thường tổ chức đám cưới hỏi vào những ngày tháng đầu năm mới. Ngày nay, dù đã được đơn giản phần nào nhưng những nghi thức, phong tục chính trong lễ cưới của người Khmer vẫn mang đậm nét đặc trưng, bản sắc của dân tộc.

Trong lễ cưới của đồng bào Khmer Nam Bộ, luôn có người uy tín, được gọi là Acha, chủ trì các nghi lễ chính như: Lễ rước dâu, lễ cắt bông cau, lễ Thần Mặt Trời, lễ lạy sư. Trong ảnh: Vị Acha dẫn đầu đoàn rước đi đến nhà cô dâu.


Để làm lễ thần mặt trời, đại diện nhà cô dâu và chú rể ngồi quây quần bên một chiếc bàn với nhiều lễ vật hướng về mặt trời mọc và cùng đọc những lời cầu cúng theo vị Acha.


Lễ Thần Mặt Trời được tổ chức trước sân nhà cô dâu.



Vào đêm trước ngày rước dâu, tại nhà cô dâu, chú rể và đại diện gia đình sẽ tới để làm lễ lạy sư.


Một trong những nghi lễ quan trọng nhất, được tổ chức tại nhà cô dâu là lễ cắt bông cau. Trong ảnh: Vị Acha đang cắt bông cau.


Theo quan niệm bắt nguồn từ chế độ mẫu hệ xưa, người phụ nữ làm chủ và luôn đi đầu trong mọi công việc, nên sẽ có thông lệ là cô dâu đi trước và chú rể nắm vạt áo cô dâu theo sau vào phòng tân hôn.



Phạm Duy Khương
Lễ hội Thăk Kôông của người Khmer ở Sóc Trăng
Lễ hội Thăk Kôông của người Khmer ở Sóc Trăng

Lễ hội Thăk Kôông, hay còn gọi là lễ hội cúng dừa là một trong những lễ hội thể hiện nét văn hóa đặc sắc, riêng biệt của người Khmer ở Sóc Trăng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN