Lễ bỏ mả của đồng bào Tây Nguyên

Gia Lai là vùng đất giàu truyền thống với một nền văn hóa bản địa đa dạng, phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc. Cùng với các lễ hội đặc sắc như lễ đâm trâu, lễ cầu mưa, lễ mừng lúa mới, lễ mừng nhà rông... lễ Pơ thi (lễ bỏ mả) là lễ hội mang đậm sắc thái linh thiêng và hội tụ những giá trị tâm linh trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống ở Tây Nguyên.

Tháng 3 vừa qua, đồng bào Jrai ở làng Lút, xã Ia Phí, huyện Chư Păh cùng nhau tổ chức lễ Pơ thi để tiễn biệt những người thân đã quá cố trong dòng tộc. Theo quan niệm của đồng bào Jrai, lễ Pơ thi là ngày hội mừng để người sống được gặp gỡ, chung vui lần cuối cùng với người đã khuất trước khi tiễn biệt họ về sống ở một thế giới khác. Kể từ đây, người sống không còn phải chăm lo cơm nước hàng ngày ở nhà mồ nữa.


Tái hiện lại hình ảnh người đã khuất về chung vui với bà con buôn làng trong lễ bỏ mả truyền thống.

Những bức tượng được các nghệ nhân tạc và trang trí đặt trong khu nhà mồ.


Bà con buôn làng đánh cồng chiêng trong lễ bỏ mả.


Bà con buôn làng hiến trâu cho người đã khuất trong lễ bỏ mả truyền thống.

Bà con buôn làng chung vui bên ché rượu cần trong lễ bỏ mả.


Tin, ảnh: Nguyễn Hoài Nam - TTXVN
Lễ hội cầu mùa của đồng bào Nùng
Lễ hội cầu mùa của đồng bào Nùng

Lễ hội Cầu mùa (Oóc Pò) là một trong những lễ hội đặc sắc của dân tộc Nùng, được tổ chức với ý nghĩa cầu cho mùa màng bội thu, làm ăn no đủ, người người khỏe mạnh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN