Ai đã từng nghe câu "Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc" hẳn sẽ biết đấy là nói về bốn vựa lúa lớn nhất của Tây Bắc. Than ở đây là huyện Than Uyên (Lai Châu) mà cụ thể là hai xã Mường Than và Mường Cang với những cánh đồng 5 tấn/ha.
Có được điều đó, ngoài đất đai màu mỡ, thì người Thái ở đây có những kinh nghiệm sản xuất nhất định. Trong sản xuất nông nhiệp, cộng đồng người Thái xưa chủ yếu dựa vào thiên nhiên. Sự can thiệp về thời vụ còn một số điều chỉnh mang tính tín ngưỡng bản địa sâu sắc thông qua lịch riêng của họ. Xin điểm lại một số kiêng kỵ trong ngày đầu tiên thực hiện việc: phát cỏ, cày đất, tra hạt (đối với trên nương); việc cày, gieo mạ, cấy (đối với lúa ruộng) của người Thái ở Than Uyên.
Bà con người Thái đang học kỹ thuật trồng lúa nước. |
Những kiêng kỵ trong sinh hoạt:
- Không lấy ống thổi bếp lửa khi đun nấu, vì sợ khi cây trưởng thành gió lớn làm đổ, gẫy cây.
- Không hái rau, hái quả, sợ muông thú về ăn hạt giống khi vừa gieo hoặc ăn bắp, bông khi lúa, ngô chín.
- Không ăn rau xanh vì sợ nương, ruộng rậm cỏ.
- Không tháo ao, tát nước, vì sợ mưa to, lũ lớn cuốn cây cối, hoa màu.
- Kiêng kỵ ngày chết và ngày chôn cất bố mẹ hoặc chủ nhà.
- Những ngày này dù là mỏi lưng đến mấy thì buổi trưa không được ngả lưng nghỉ ngơi, cũng chỉ ngồi dựa vào đâu đó vì sợ cây cối rạp đổ.
Những ngày kiêng kỵ:
- Mừ xenh phay hơn: Ngày đốt lửa khi lên nhà mới, người Thái phải giữ lửa bếp cháy 3 ngày, 3 đêm. Vậy những ngày này cũng được các gia đình kiêng kỵ.
- Mừ xenh pháy phạ, xenh pháy đin: Ngày trời đốt lửa, đất đốt lửa. Những ngày này là ngày dễ xảy ra hỏa hoạn, khô nóng, hạn hán.
- Mừ cả pả: Ngày đại bại.
- Mừ khúng ngoạng: Ngày trống không.
- Mừ láng xê: Ngày mất mát
.
Có những nơi còn chọn cả ngày kết thúc cấy trên diện tích ruộng của nhà mình như sau: Nếu mạ đã đến ngày được cấy mà ông (bà) chủ nhà bị ốm nặng hoặc mất thì chọn ngày tốt để cấy mạ lên một khoảnh nhỏ góc thửa ruộng mầu mỡ nhất của gia đình, gọi là hẹ nạ (cấy đánh dấu, hoặc cấy lấy ngày). Đồng thời làm lễ cầu như sau:
+ Cắt ba đoạn cây lau dài chừng một sải đến sải rưỡi, phải chặt cây lau, đoạn lau tượng trưng cho ước mong cây lúa đầy sức sống.
+ Chẻ ba thanh tre to bằng ngón tay dài chừng 70 - 90.
+ Đan ba phên mắt cáo (ta leo).
Vuốt cho suông lá trên ngọn 3 đoạn lau, buộc lại rồi lộn múi buộc vào trong. Lấy lá hoặc lạt buộc túm phần cuống lau lại sao cho tạo thành một cuộn tròn. Có người thì gài, cuộn những lá lau thành cuộn tròn chứ không làm như trên. Buộc xong cắm thật chắc 3 gốc (đoạn lau xuống ruộng đã làm đất ngấu). Tiếp tục cắm hai đầu 3 thanh tre tươi uốn cong xuống chân 3 đoạn lau. Cắm sao cho hai đầu của 3 thanh tre chia đều khoảng cách giữa 3 chân đoạn lau. Như vậy, ý như tạo sự che chở bảo vệ cho gốc lúa. Sau đó buộc 3 ta leo vào giữa vòng cung của ba thanh tre. Có nơi buộc vào chính giữa đoạn cây lau. Khi hoàn thiện, đây được hiểu như vị thần đánh đuổi, ngăn chặn các loại côn trùng hại lúa để phù hộ cho gia đình một mùa bội thu.
Khi làm xong chủ nhà khấn:
Ơ... chảu bản, chẩu mương
Ơ... chảu nặm, chẩu đin
Ơ... chảu mương, chảu phai
Ơ... chảu lang mòn, lang mẹnh
Mự đi vịn chảnh
Hẹ nạ au mự