Hàng chục công nhân Triều Tiên nghi bị chất độc

Theo hãng Tân hoa xã, hàng chục công nhân Triều Tiên làm việc cho các công ty Hàn Quốc tại khu công nghiệp chung Keasong đã bị sốt và đau đầu, nghi do bị nhiễm độc benzene.

 

Các công nhân trên làm việc tại hai nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô ở Kaesong. Họ bị sốt và đau đầu, có thể do phơi nhiễm chất độc hóa học hồi cuối tháng 7 vừa qua. Kể từ sau vụ việc này, các dây chuyền sản xuất da bọc vô lăng ô tô đã ngừng hoạt động, trong khi các dây chuyền khác vẫn hoạt động bình thường.

 

Tuy nhiên, phát biểu với báo giới, người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc Lim Byeong-cheol cho biết kết quả điều tra sơ bộ do Ủy ban quản lý khu công nghiệp tiến hành cho thấy, các dây chuyền sản xuất tại khu công nghiệp này không hề sử dụng benzene cũng như hợp chất benzene. Ông cho rằng cần cho phép các chuyên gia tiến hành một cuộc điều tra dịch tễ học để xác định liệu hóa chất được sử dụng trong các dây chuyền sản xuất có dẫn đến việc các công nhân Triều Tiên bị nhiễm độc hay không.

 

Nếu nguyên nhân nhiễm độc thực sự do hóa chất, đây sẽ là lần đầu tiên các công nhân Triều Tiên bị ảnh hưởng bởi hóa chất độc hại tại khu công nghiệp Keasong. Ông Lim Byeong-cheol cho rằng các công ty sản xuất phụ tùng ô tô cần nỗ lực cải thiện môi trường nếu phát hiện có hóa chất độc hại.

 

Khu công nghiệp chung Kaesong được thành lập năm 2004 và được coi là biểu tượng của sự hợp tác liên Triều. Hiện khu công nghiệp này thu hút khoảng 50.000 công nhân Triều Tiên làm việc tại 120 công ty công nghiệp nhẹ của Hàn Quốc. Mỗi năm thường có khoảng 10 - 20 công nhân Triều Tiên bị tai nạn lao động tại các nhà máy ở Keasong.

 

TTXVN/ Tin Tức

Dư luận hoan nghênh thỏa thuận mở lại Keasong
Dư luận hoan nghênh thỏa thuận mở lại Keasong

Ngay sau khi hai miền Triều Tiên đạt được thỏa thuận mở lại khu công nghiệp chung Keasong vào ngày 14/8, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã bày tỏ hoan nghênh động thái này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN