Theo đó, có 19 tiêu chí:
Quản lý hoạt động điều phối, phối hợp thực hiện các hoạt động thống kê. Quản lý mối quan hệ với các bên liên quan. Quản lý các tiêu chuẩn thống kê. Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê. Bảo đảm tính khách quan và tính công bằng. Bảo đảm tính minh bạch. Bảo đảm tính bảo mật và an ninh thông tin thống kê. Bảo đảm cam kết chất lượng thống kê. Bảo đảm đầy đủ các nguồn lực cho hoạt động thống kê. Bảo đảm tính đúng đắn của phương pháp luận thống kê.
Tiếp đến là tiêu chí bảo đảm sự phù hợp giữa hiệu quả và chi phí. Bảo đảm tính đúng đắn của việc thực hiện các chương trình thống kê. Quản lý gánh nặng trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin. Bảo đảm tính phù hợp. Bảo đảm tính chính xác và độ tin cậy. Bảo đảm tính kịp thời và tính đúng hạn. Bảo đảm tính dễ tiếp cận, rõ ràng và dễ hiểu. Bảo đảm tính chặt chẽ và tính so sánh. Quản lý dữ liệu đặc tả thống kê.
Bộ tiêu chí là cơ sở để đánh giá chất lượng thống kê, thực hiện trách nhiệm giải trình với các bên liên quan về thực trạng chất lượng và hiệu quả hoạt động thống kê Nhà nước, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng thống kê, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các đối tượng sử dụng thông tin thống kê Nhà nước.
Từ năm 2020, hàng năm các cơ quan thống kê thuộc hệ thống tổ chức thống kê Nhà nước căn cứ vào số biên chế được giao, bố trí nhân lực thực hiện việc tự đánh giá chất lượng thống kê theo Bộ tiêu chí chất lượng thống kê Nhà nước đến năm 2030, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo tự đánh giá chất lượng thống kê thuộc phạm vi phụ trách.
Từ năm 2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức đánh giá độc lập chất lượng thống kê Nhà nước định kỳ 5 năm một lần; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả đánh giá chất lượng thống kê nhà nước theo Bộ tiêu chí chất lượng thống kê Nhà nước đến năm 2030.
Từ năm 2026, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống tự đánh giá chất lượng thống kê nhà nước trực tuyến áp dụng cho các cơ quan thống kê thuộc hệ thống tổ chức thống kê Nhà nước.