Luật Đất đai (sửa đổi) bảo đảm sử dụng đất có hiệu quả hơn

Bên lề Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang (ảnh) đã trả lời báo chí xung quanh các vấn đề thời sự liên quan đến việc sở hữu đất, chính sách sử dụng, khung giá và việc thu hồi đất đai.

 

´Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) lần này có đề cập đến phương pháp xác định giá đất và có đề nghị Chính phủ quy định khung giá đất đối với từng loại đất hiện nay không, thưa Bộ trưởng?


Trước đây, có nhiếu ý kiến đề nghị bỏ khung giá đất đi, tuy nhiên các cách thức để hay bỏ sau này mới bàn, còn Luật Đất đai (sửa đổi) lần này vẫn quy định khung giá đất. Vì hiện nay, các loại đất đều phải quy định cụ thể khung giá, bảng giá. Vấn đề này mới so với trước đây, nhưng quan điểm Nhà nước là vẫn phải có quy định về khung giá. Trước đây, quy định khung giá cho ba vùng đồng bằng, trung du, miền núi, nên rất khó xác định giá đất vùng giáp ranh như thế nào. Do đó, Luật sửa đổi sẽ bổ sung cụ thể hơn, nhằm đảm bảo tính chính xác.

 

Trên cơ sở khung giá đất lần này, các địa phương có thể xây dựng bảng giá đất cụ thể của địa phương mình đối với từng loại đất, kể cả đất bồi thường giải phóng mặt bằng, đảm bảo nguyên tắc bám sát giá thị trường. Tuy nhiên, tùy từng địa phương, từng loại đất, sẽ có cơ quan chuyên tư vấn về giá, quy định trong Nghị định, chứ trong Luật không thể nêu hết được. Một vấn đề được dư luận hết sức quan tâm là giá đất, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện nhiều nhất tại các địa phương hiện nay, vì không rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan. Vấn đề này sẽ được bàn sau theo hướng quy định rõ trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan.


´Thưa Bộ trưởng, có nhiều ý kiến cho rằng, hạn mức sử dụng đất như dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đưa ra khó áp dụng trong thực tế. Cụ thể, một chủ trang trại có đất, nếu người ta muốn sở hữu lớn hơn, họ có thể để cho anh em sở hữu đất. Vậy quá trình tích tụ ruộng đất có khó thực hiện được như dự thảo?


Trong thực tế, tại đồng bằng sông Cửu Long, nhiều hộ dân có thể nhờ họ hàng, làng xóm, anh em cùng sở hữu đất đai. Tuy nhiên, dù hình thức sở hữu như thế nào, quan điểm và mục đích cuối cùng của Luật Đất đai (sửa đổi) là bảo đảm sử dụng đất có hiệu quả hơn, tránh tình trạng lãng phí, bỏ hoang hóa như ở nhiều địa phương hiện nay và về mặt xã hội, đất đai sử dụng cho mục đích nông nghiệp phải bảo đảm quy mô để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.


´Có giải pháp nào để tránh tình trạng kéo dài khiếu kiện đất đai như hiện nay không, thưa Bộ trưởng?


Tình trạng khiếu kiện đất đai kéo dài hiện nay chủ yếu liên quan đến vấn đề giải phóng mặt bằng, giá đất giải phóng mặt bằng và đất quy hoạch sử dụng như thế nào. Nếu chúng ta xử lý được cơ chế tự thỏa thuận chênh lệch về giá đất, thì tôi cho rằng mọi việc sẽ ổn. Tuy nhiên, chúng ta phải có trách nhiệm với người dân, vì họ phải dời bỏ mảnh đất của mình đã gắn bó. Trách nhiệm ấy phải được thể hiện qua những người thực thi công vụ, đặc biệt là chính sách và giá đất phù hợp. Giá đất hiện nay của chúng ta là do đầu cơ mang lại, nên nó mới cao như thế, đây không phải là giá thực. Giá đất thị trường chỉ để tham khảo, chứ nói áp dụng sát giá thì không thể được.


Xin cảm ơn Bộ trưởng!


Tiến Hiếu (thực hiện)

Chính phủ đề xuất tăng lương tối thiểu từ 1/7/2013
Chính phủ đề xuất tăng lương tối thiểu từ 1/7/2013

Tiếp tục ngày thảo luận thứ 2 tại hội trường về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) năm 2013, các đại biểu Quốc hội đã dành sự quan tâm nhiều đến vấn đề giải quyết nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN