Không chấp nhận nghiên cứu ứng dụng 'xếp ngăn kéo'

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành điều lệ và tổ chức hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia với quy mô lên tới 1.000 tỷ đồng. Các nhà khoa học và người dân quan tâm đến nền khoa học của nước nhà tỏ ra rất vui mừng khi khoa học và công nghệ (KHCN) được chú trọng và đầu tư bài bản, tuy nhiên cũng còn nhiều băn khoăn. Đó là lý do Bộ trưởng Bộ KHCN, Nguyễn Quân trả lời trong Chương trình “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời” trên VTV1, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, TTXVN và một số cơ quan truyền thông khác.

Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ


Bộ trưởng Nguyễn Quân, cho biết: Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia chỉ là một trong hai quỹ lớn mà Chính phủ cho thành lập nhằm hỗ trợ cho hoạt động KHCN. Quỹ này tập trung giúp doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đặc biệt là các doanh nghiệp KHCN để nâng cao trình độ KHCN tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh khi hội nhập quốc tế. Bộ trưởng cũng cho biết thêm, cánh đây nhiều năm Chính phủ cũng đã cho thành lập Quỹ Phát triển KHCN quốc gia. Đây là quỹ có hệ thống từ Trung ương đến địa phương. Ở Trung ương Bộ KHCN trực tiếp điều hành Quỹ Phát triển KHCN quốc gia. Ở các bộ, tỉnh đều có Quỹ phát triển KHCN của bộ, của tỉnh. Các doanh nghiệp cũng được Chính phủ cho phép thành lập Quỹ phát triển KHCN của doanh nghiệp để huy động đầu tư của doanh nghiệp và xã hội cho KHCN.


“Quỹ Phát triển KHCN quốc gia mới là nơi tài trợ cho nghiên cứu cơ bản, đòi hỏi đầu ra phải công bố quốc tế, phải có những kết quả cụ thể thì mới được giải ngân. Còn Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia chủ yếu là hỗ trợ cho doanh nghiệp để đổi mới công nghệ, với vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng”, Bộ trưởng Nguyễn Quân khẳng định.

Bộ trưởng cho biết, bên cạnh 2 quỹ trên, Bộ KHCN cũng được Chính phủ giao thành lập 16 chương trình quốc gia, chương trình trọng điểm cấp nhà nước về KHCN và gần 10 chương trình quốc gia về phát triển KHCN, trong đó co những chương trình lớn như: Đổi mới công nghệ quốc gia, phát triển công nghệ cao, phát triển sản phẩm quốc gia… “Như vậy, những cụm công trình lớn, những vấn đề liên quan đến quốc kế dân sinh, kể cả những công trình không được công bố quốc tế, không được đăng báo và những tạp chí quốc tế vẫn được nhà nước chăm lo, thậm chí được nhà nước hỗ trợ mạnh để có thể tạo ra được những sản phẩm KHCN phục vụ cho sản xuất và đời sống như: Giàn khoan dầu khí, chế tạo động cơ ô tô, xe máy, chương trình hỗ trợ cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, Bộ trưởng giải thích thêm.

Sẽ đặt hàng nghiên cứu


“Về những đề tài “xếp ngăn kéo” không phải là do cơ chế của chúng ta. Bản thân trong khoa học đã có những loại đề tài làm ra để “xếp ngăn kéo”. Đó là nghiên cứu cơ bản, nó phải đi trước thời đại. Vì thế nó phải để trong ngăn kéo cho đến khi nào trình độ phát triển của xã hội đạt được đến mức độ nào đó mới ứng dụng được. Tuy nhiên, những đề tài nghiên cứu ứng dụng mà “xếp ngăn kéo” là không thể chấp nhận”, Bộ trưởng Nguyễn Quân khẳng định.


Bộ trưởng cũng cho biết, trước đây tỷ lệ đề tài nghiên cứu ứng dụng bị “xếp ngăn kéo” khá cao, do giữa nghiên cứu và sản xuất chưa có cầu nối để nghiên cứu xong có thể ứng dụng được. Vì vậy, với sự ra đời của các quỹ có hai mặt tích cực: Một là, tạo điều kiện thuận lợi cho giới khoa học nghiên cứu. Khi có ý tưởng nghiên cứu được phê duyệt là được cấp tiền. Quá trình cấp kinh phí từ ngân sách Nhà nước được đơn giản hóa về thủ tục hóa đơn thanh quyết toán, chứng từ. Hai là, đối với các quỹ khi tài trợ cho nghiên cứu sẽ theo cơ chế đặt hàng, nên những đề tài nào có địa chỉ ứng dụng, có khả năng thương mại hóa thì được Nhà nước đặt hàng và quỹ sẽ tài trợ.


Không phân biệt tiền cấp cho ai


Bộ trưởng Nguyễn Quân, cho biết, Luật KHCN vừa được Quốc hội thông qua định, Quỹ Phát triển KHCN quốc gia không chỉ tài trợ cho những nghiên cứu cơ bản, mà sẽ là địa chỉ để tất cả các nghiên cứu khác nhận được kinh phí hỗ trợ từ ngân sách. Với các chương trình quốc gia về KHCN như chương trình phát triển sản phẩm quốc gia, thì các tập thể khoa học sẽ được hình thành, bởi những sản phẩm quốc gia không thể thực hiện được nếu như không có trí tuệ của số đông các nhà khoa học như việc sản xuất vắcxin, vi mạch.


“Trong nghiên cứu khoa học, Nhà nước không phân biệt là tiền ngân sách sẽ cấp cho ai. Người nào có sản phẩm khoa học, người đó sẽ được Nhà nước hỗ trợ”, Bộ trưởng khẳng định. Năm 2012, Chính phủ cũng đã ban hành nghị định về sáng kiến, trong đó quy định tất cả những người có sáng kiến chưa đạt đến tầm phát minh, sáng chế vẫn được Nhà nước quan tâm hỗ trợ thông qua việc tài trợ kinh phí cho nghiên cứu hoàn thiện, nhận chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh và được nhận lại quyền lợi của mình thông qua lợi nhuận do sáng kiến đó đem lại.


Đề nghị các sở KHCN ở 63 tỉnh, thành quan tâm đến những người dân có sáng kiến cải tiến khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất để hỗ trợ tối đa cho họ. (Bộ trưởng Bộ KHCN, Nguyễn Quân

Trọng Thủy
Đã có sự hiểu sai ý của Bộ trưởng Giáo dục
Đã có sự hiểu sai ý của Bộ trưởng Giáo dục

Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục Đào tạo Phạm Ngọc Phương khẳng định đã có sự hiểu lầm, hiểu sai lệch ý kiến của Bộ trưởng. Chính xác là tại cuộc họp này Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã nói: “Chúng ta chưa đảm bảo đủ các điều kiện tối thiểu cho giáo dục phổ thông”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN