Đề nghị Chính phủ báo cáo tiếp về Formosa trước Quốc hội

Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng, tại kỳ họp thứ 2 tới, Quốc hội cần được nghe báo cáo tiếp về các việc đã làm liên quan đến Formosa.

Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 16/8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận dự kiến chương trình của kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV. Kỳ họp sẽ khai mạc ngày 20/10 và bế mạc ngày 18/11, gồm 22,5 ngày làm việc.

Kỳ họp lần này dự kiến xem xét, thông qua 4 dự án luật, trong đó có Bộ luật Hình sự sửa đổi (sau khi đã lùi thời hạn thi hành bộ luật Hình sự 2015 do có nhiều sai sót về kỹ thuật) và luật về Hội. Quốc hội cũng sẽ xem xét các báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2017; kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016- 2020; giám sát tối cao việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010-2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp... Bên cạnh đó, Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng; báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân và chất vấn...

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu ý kiến. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội nên dành nhiều thời gian thảo luận tại hội trường về các dự án luật. "Bộ luật Hình sự nên thảo luận 1 ngày, luật về Hội nhạy cảm, phức tạp mà chỉ thảo luận 0,5 ngày cũng là quá ít. Đây là những nội dung quan trọng, dù tốn kém thời gian thì Quốc hội vẫn nên bố trí để các đại biểu được phát biểu", Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm này, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cũng cho rằng, sức ép thời gian cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc làm luật. Bà Nga nhận định cần có thời gian để làm kỹ lưỡng khâu soạn thảo. "Việc bộ luật Hình sự 2015 vừa rồi cũng là do chất lượng dự thảo đầu tiên chưa đảm bảo, nhưng ta cứ nể nang với nhau, dễ dãi chấp nhận, đến khi đến tay các Uỷ ban thì chúng tôi đã nhảy lên lưng ngựa nên phải phi thôi. Các cơ quan liên quan cũng chưa nghiêm túc, cử lãnh đạo không phải người nắm vững về hình sự, cán bộ không đúng chức năng, không đủ chuyên môn, kinh nghiệm, tham gia thực tế lại ít. Cuối cùng lại khoán trắng cho các Ủy ban của Quốc hội", Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga chia sẻ.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị bổ sung vào chương trình việc Chính phủ báo cáo 3 vấn đề mà người dân quan tâm. Đó là nợ công, phòng chống tham nhũng và Formosa. Theo đó, Chính phủ cần báo cáo thêm về việc khắc phục hâu quả của sự cố môi trường biển do Formosa gây ra, tiền bồi thường đã đến được với người dân chưa, tiến hành các biện pháp khôi phục môi trường biển thế nào, điều chỉnh công nghệ ra sao.

Thu Phương
Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân trong vụ chôn lấp rác thải Formosa
Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân trong vụ chôn lấp rác thải Formosa

Ngày 4/8, tại buổi giao ban báo chí, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Tỉnh đã có công văn số 3623/UBND-NC về việc “Xử lý trách nhiệm liên quan Dự án của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Dự án FHS) xả thải gây sự cố môi trường và quản lý chôn lấp rác thải trái quy định”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN