Cử tri quan tâm đến phiên thảo luận về Bộ luật Lao động (sửa đổi)

Phiên họp thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Bộ luật Lao động (BLLĐ) sửa đổi được Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam tường thuật trực tiếp, đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri cả nước.


Bà Trương Thị Bích Hạnh, Chủ tịch Công đoàn các khu công nghiệp Bình Dương bày tỏ sự quan tâm đến cơ chế đảm bảo thực thi quyền công đoàn đối với việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của công nhân lao động trong dự thảo BLLĐ (sửa đổi). Theo bà Hạnh, dự thảo BLLĐ (sửa đổi) đã bổ sung nhiều quy định về cơ chế đảm bảo cho công đoàn tham gia thực chất vào quá trình thương lượng như: quy định về quy trình, thủ tục thương lượng... Tuy nhiên, các quy định này vẫn chưa đủ để có thể thương lượng thực chất trên thực tế. Vì vậy, dự thảo cần có thêm các quy định đồng bộ khác của BLLĐ và Luật Công đoàn (LCĐ) nhằm đảm bảo cho công đoàn thực hiện trách nhiệm thương lượng một cách thực chất và hiệu quả.


l Theo ông Nguyễn Hồng Anh, Giám đốc Hành chính - Nhân sự Công ty may mặc 3/2 đóng tại thị xã Thuận An (Bình Dương), qua BLLĐ (sửa đổi) Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng nhiều hơn nữa các khu vui chơi giải trí; khu giữ trẻ, các trường mầm non có đủ tiêu chuẩn để công nhân lao động được gửi con và yên tâm làm việc gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.


l Phó Trưởng phòng Pháp luật và Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) Lê Đình Quảng đánh giá dự thảo BLLĐ (sửa đổi) đã tiếp thu, thể hiện những kiến nghị, đề xuất của TLĐLĐVN. Những quy định có lợi cho người lao động được giữ nguyên, vai trò của Công đoàn trong quan hệ lao động được nâng cao, tạo cơ chế pháp lý cho Công đoàn hoạt động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định.


Xung quanh quy định thời gian nghỉ thai sản, ông Lê Đình Quảng tán thành với đa số ý kiến của các đại biểu Quốc hội, lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con 6 tháng, nhưng cho phép người lao động có quyền đi làm sau khi nghỉ đủ 4 tháng trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Ông đánh giá đây là phương án có thể thực hiện ngay sau kỳ họp này, bởi Quỹ Bảo hiểm xã hội hiện nay có đủ khả năng chi trả cho các trường hợp ốm đau, thai sản.
l Ông Đoàn Văn Đây, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai cho rằng: Thực tế tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đồng Nai vẫn áp dụng mức thấp nhất của mức lương tối thiểu để trả cho người lao động. Theo khảo sát của liên đoàn, thu nhập từ lương cơ bản chỉ đáp ứng 60% đến 70% nhu cầu cuộc sống của công nhân. Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, BLLĐ (sửa đổi) cần có những quy định để doanh nghiệp tăng các khoản phụ cấp cho công nhân.


l Chị Trần Thị Vui, công nhân Công ty TNHH ốc vít Lâm Viễn (khu công nghiệp Hố Nai 3, Trảng Bom, Đồng Nai) bày tỏ mong muốn sửa đổi BLLĐ lần này, mức lương cơ bản sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, dù năm nào công ty cũng tăng lương, nhưng mức tăng 10% đến 20% như hiện nay là quá thấp, không theo kịp mức tăng giá của các loại hàng hóa, thực phẩm.

 

Nhóm PV thực hiện

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN