Bên lề Quốc hội: Giải pháp để tăng nguồn thu từ các doanh nghiệp trong nước

Sáng 5/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác. Bên lề hành lang Quốc hội, một số đại biểu nêu các giải pháp để thu hút nguồn thu từ các doanh nghiệp trong nước, phát huy thế mạnh của Nhà nước trong việc dẫn dắt nền kinh tế.

Video Đại biểu Hoàng Văn Cường, Đoàn ĐBQH TP Hà Nội chia sẻ: 

Năm 2025, chúng ta đặt mục tiêu phát triển kinh tế tăng thêm 5% so với năm 2024. Đây là mức cao và cũng là thách thức, nhưng có cơ sở để đưa ra mục tiêu này.

Cụ thể, nhiều nguồn thu đang phục hồi, điển hình như khu vực thu của các doanh nghiệp công nghiệp chế tạo, chế biến xuất khẩu. Không chỉ thu thuế doanh nghiệp tăng, mà thu thuế liên quan đến cân đối xuất nhập khẩu cũng có xu hướng tăng. Đây tiếp tục là trụ cột của nền kinh tế.

Tiếp đó, chúng ta đang quản lý chặt chẽ những nguồn thu từ trước tới nay bị buông lỏng, điển hình là thu trên giao dịch điện tử. Tôi rất mừng khi đại diện Chính phủ thông tin, tới đây sẽ ra mắt phần mềm Trí tuệ nhân tạo quản lý tự động tất cả giao dịch điện tử. Đây là cơ sở quan trọng tăng nguồn thu, đồng thời đảm bảo công bằng giữa người kinh doanh online và trực tiếp.  

Thứ ba, thu liên quan đến những khu vực dịch vụ, năm 2024 gần như phục hồi chưa mạnh, năm 2025, Việt Nam hy vọng phục hồi mạnh hơn, thu trong nước có cơ sở phục hồi tốt.

Ngoài ra, những nguồn thu là thế mạnh của Việt Nam như từ đất đai. Năm 2025, những tháo gỡ về luật pháp liên quan dự án đầu tư đất đai để sử dụng được cởi mở. Đây là nguồn thu quan trọng trong năm tới. 

Chúng ta phải có chiến lược trong việc đầu tư để tạo lập doanh nghiệp trong nước trở thành doanh nghiệp trụ cột. Tới đây, quy định triển khai tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam. Nếu chúng ta tiếp tục đựa vào nhà đầu tư nước ngoài thì không cón ngành công nghiệp đường sắt của các nhà đầu tư trong nước. Nhưng chiến lược đi theo hướng chúng ta bắt buộc chuyển giao công nghệ cho các tập đoàn sản xuất trong nước, lúc đó có cơ sở hình thành tập toàn mạnh đứng đầu sản xuất công nghiệp đường sắt. Từ đó, hàng loạt doanh nghiệp trong nước sẽ đi theo chuỗi cung ứng đó để tạo nên mạng lưới kết nối. Nguồn thu trong nước sẽ tăng lên. 

Đại biểu Trần Hoàng Ngân, Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh:

Chú thích ảnh

Có thể thấy, tổng vốn đầu tư công của nhiệm kỳ này tăng rất lớn so với kế hoạch trước. Kế hoạch trước là 2 triệu tỷ USD, còn kế hoạch đầu tư công kỳ này lên gần 3 triệu tỷ USD. Đây là mức tăng khá tốt và nhờ làm tốt chính sách tài khóa, kiểm soát thu tốt bằng công cụ hiện đại, chống thất  thu. Đây là sự thành công của chính sách tài khóa.  

Hiện nay, trong cơ cấu thu từ khu vực trong nước, doanh nghiệp Nhà nước vẫn có tỷ lệ lớn, nhưng tốc độ tăng thu có vốn đầu tư nước ngoài khá hơn. Việc này theo tôi là tốt.

Các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã tạo ra xuất khẩu nhiều, vốn trữ cũng nhiều. Tăng thu là tốt, nhưng khu vực thu từ doanh nghiệp Nhà nước lại giảm, đây là điều cần quan tâm. Một trong những giải pháp chính là tháo điểm nghẽn về thể chế. Thời gian tới, cần sớm sửa đổi luật liên quan doanh nghiệp Nhà nước, theo hướng tách bạch quản lý Nhà nước với cơ quan đại diện vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp và đơn vị kinh doanh. Nghĩa là, doanh nghiệp được giao vốn, sẽ sử dụng nguồn vốn theo tình hình sản xuất kinh doanh, theo tình hình thời cơ trong thị trường để chủ động đầu tư.

Chúng ta cũng  cần thực hiện việc giám sát thông qua tiêu chí, xây dựng tiêu chí để tăng cường giám sát tại chỗ, giám sát từ xa thông qua báo cáo tài chính, ngăn ngừa tiêu cực, tạo sự chủ động sử dụng vốn mà không theo quy trình.

Đại biểu Nguyễn Quang Huân, Đoàn ĐBQH Bình Dương:

Chú thích ảnh

Doanh nghiệp Nhà nước như Viettel là doanh nghiệp đầu đàn, tạo cú hích về kinh tế số, công nghệ số. Theo như Tổng Bí thư đã nói, vươn tới kỷ nguyên mới không phải hô hào, mà đều có cơ sở.

Theo dự kiến, đến năm 2025, GDP nước ta vào khoảng 500 tỷ USD, nếu duy trì tốc độ tăng trưởng đều 7%/năm, đến năm 2035, GDP sẽ vào khoảng 1.000 tỷ USD, định hướng đến năm 2045 đạt mốc 5.000 tỷ USD, trở thành nước thu nhập cao, phá bẫy thu nhập trung bình. Để thoát được bẫy này, có nhiều công cụ về các khía cạnh như lao động, tái cơ cấu, đầu tư phát triển, tuy nhiên chúng ta chưa quan tâm đúng mức các khía cạnh này. 

Để làm được điều này, điều đầu tiên, Việt Nam phải giữ được nhịp độ phát triển kinh tế tối thiểu 7%/năm, liên tục 10 năm. 

Để vươn mình, phải có kỷ nguyên số, kỷ nguyên xanh, đổi mới khoa học công nghệ. Các doanh nghiệp đang đổi mới để làm được điều này. Chẳng hạn như PVN thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi. Đây là lĩnh vực hoàn toàn mới, không phải doanh nghiệp trong nước nào cũng làm được. Điều đó chi thấy, nế không đựa vào doanh nghiệp đầu đàn khó đột phá. Hoặc nếu dựa vào doanh nghiệp Nhà nước mãi thì không phải là nền kinh tế thị trường.  

Trong giai đoạn hiện nay, để bước chân vào kỷ nguyên vươn mình, doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò  cực kỳ quan trọng tạo bước đột phát, khai thông từ đầu... Nếu nguồn vốn không được sử dụng hiệu quả, vốn thị trường cần nhưng không được đầu tư, đầu tư vào doanh nghiệp Nhà nước lại không hiệu quả thì đây là thiệt hại kép cho Nhà nước.

Vì vậy, vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn này rất quan trọng. Cần dùng sức mạnh hiện có để tạo những bước đi đột phá, thể hiện trách nhiệm, sứ mệnh sử dụng đồng vốn Nhà nước một cách hiệu quả để dẫn dắt nền kinh tế. 

Lê Vân/Báo Tin tức
Bên lề Quốc hội: Sử dụng hiệu quả ‘liều thuốc' đầu tư công
Bên lề Quốc hội: Sử dụng hiệu quả ‘liều thuốc' đầu tư công

Ngày 4/11, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về các vấn đề kinh tế xã hội. Bên lề Quốc hội, các đại biểu nêu cách tháo gỡ để sử dụng vốn đầu tư công hiệu quả. Bên cạnh đó, đại biểu khuyến nghị việc quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm khoáng sản, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN