Mở cửa phiên này chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 0,4%. Chỉ số Nikkei 225 tại Sàn Tokyo tăng 1,72% (hay 481,13 điểm) lên 28.421,55 điểm.
Hòa theo xu hướng chung, hai thị trường chứng khoán quan trọng của Trung Quốc, gồm Hong Kong và Thương Hải đều tăng trong phiên này. Theo đó, chỉ số Hang Seng tại Hong Kong tăng 1,20% (328,16 điểm) lên 27.672,70 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite tăng 0,60% ( 21,11 điểm) lên 3.545,20 điểm.
Tại Mỹ, số liệu lạm phát có thể tạo ra mối lo ngại trước khi có bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell trong ngày 14-15/7. Thị trường sẽ nhạy cảm với bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc sớm cắt giảm chính sách tiền tệ.
Trong khi đó, Trung Quốc công bố số liệu tăng trưởng kinh tế, thương mại, doanh số bán lẻ và sản lượng công nghiệp trong tuần này giữa bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới lo ngại rằng nước này có thể chịu ảnh hưởng bởi nới lỏng chính sách đột ngột trong tuần qua.
Giới phân tích của Westpac nhận định rằng dù triển vọng kinh tế của Trung Quốc trở nên xấu đi trong tháng qua do số liệu kinh tế đáng thất vọng mới công bố, song dự báo tăng trưởng kinh tế hàng năm của nước này vẫn ở mức trên 8% cho đến cuối năm 2022.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde đã gây bất ngờ cho thị trường phiên này khi cho rằng ECB sẽ thay đổi hướng dẫn về chính sách trong cuộc họp tới và cho thấy họ nghiêm túc về việc phục hồi lạm phát. Chiến lược mới của ECB cho phép ngân hàng chịu được lạm phát cao hơn mục tiêu 2% khi lãi suất gần chạm đáy.
Còn tại Việt Nam, cuối phiên sáng 12/7, chỉ số VN-Index giảm 55,76 điểm (4,14%) xuống 1291,38 điểm, HNX-Index giảm 15,59 điểm (5,08%) xuống 291,14 điểm.