“Về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), tôi đánh giá cao suốt thời gian qua, Chính phủ, Quốc hội, Bộ Tài chính đưa được thuế TNDN xuống 20%. Ở các nước khác thì nằm trong mức khoảng 20-26%. Do đó, đề xuất đưa thuế TNDN nhỏ và siêu nhỏ là một đề xuất tích cực. Với chủ trương phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hiện nay, nếu đưa thuế xuất xuống 10-15% thay vì 15-17% chưa chắc đã giảm mức thu thuế cho ngân sách nhà nước (NSNN) nhưng lại khuyến khích cho các doanh nghiệp và điều này cần ổn định trong thời gian dài”, ông Giám nói.
Công ty TNHH may Tinh Lợi, tại Khu công nghiệp Lai Vu, huyện Kim Thành (Hải Dương) đầu tư nhà xưởng, dây chuyền hiện đại, mỗi tháng xuất khẩu hàng triệu sản phẩm, tạo việc làm ổn định cho 8.000 lao động. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN. |
Đề cập vấn đề này, T.S Vũ Đình Ánh cho rằng: Trước hết, chính sách này đã cụ thể hóa Luật Hỗ trợ DNNVV. Trong đó, đặc biệt hướng tới khu vực doanh nghiệp đang phát triển mạnh mẽ và được đánh giá rất cao hiện nay đó là các doanh nghiệp khởi nghiệp.
"Theo tôi, đây là chính sách phù hợp và có tác động tích cực hỗ trợ cho khối các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV. Trong điều kiện chúng ta xác định rằng, khu vực doanh nghiệp tư nhân, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là chính là động lực của nền kinh tế. Với chính sách thuế TNDN ưu đãi, cộng thêm các chính sách khác, tôi tin rằng, khối doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp ngoài nhà nước sẽ có cơ hội phát triển mới trong những năm tới đây”, TS Ánh nói.
Đại diện Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam cho biết thêm: Rất nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chia sẻ những khó khăn với nhà nước. Mặc dù Bộ Tài chính trình Quốc hội và Chính phủ về đề xuất giảm thuế TNDN nhưng theo ông Giám, mức độ ưu đãi đó là chưa đủ, để cho nguồn thu từ khu vực này cao hơn nhưng vẫn ưu đãi nhiều cho doanh nghiệp.
Trong 8 tháng năm nay, Việt Nam đã có 105.000 doanh nghiệp mới, với số vốn đầu tư cho chất lượng doanh nghiệp cao hơn. Nếu Việt Nam có chính sách phù hợp, sẽ có nhiều doanh nghiệp được thành lập mới, như mục tiêu Chính phủ hướng tới là có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020, trong đó 95% DNVVN, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ chiếm 90%.
“Vấn đề là họ có lãi và đóng thuế TNDN nên tạo ra một hiệp hội rõ rệt. Theo tôi, hiện nay nhóm này chưa đóng góp được nhiều nguồn thu cho ngân sách. Giả sử giảm thuế và tăng khả năng cho doanh nghiệp có lãi để phấn khởi và khai báo một các có hệ thống để trở thành tính ổn định lâu dài. Chúng ta sẽ làm lợi cho hệ thống thu cũng như tác động về mặt kinh tế xã hội. Tôi vẫn mạnh dạn đề nghị, thay vì giảm thuế xuống mức 15%, 17%, có thể áp dụng mức 10%, 15%”, ông Giám đề xuất.