Vào đầu giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay giảm 0,1%, xuống còn 1.917,19 USD/ounce, trong khi giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 0,2%, xuống 1.925,1 USD/ounce.
Trong tháng 6/2023, giá vàng thế giới đã kết thúc ở mức thấp hơn 2,2% so với tháng trước. Tính trong cả quý II/2023, giá vàng giảm tổng cộng 2,5% so với quý trước.
Vào cuối ngày thứ Sáu (30/6) đồng USD ổn định ở gần mức cao nhất của hai tuần, khiến giá vàng - được giao dịch bằng đồng USD - trở nên đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ các đồng tiền khác.
Dữ liệu kinh tế mới phát hành cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ đã bị đình trệ trong tháng 5/2023, trong khi chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) lõi, không bao gồm thực phẩm và năng lượng, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công cụ đo lường CME của Fed thông báo các nhà đầu tư tin rằng 84% cơ hội Fed sẽ tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong tháng 7/2023 và tiếp tục tăng 0,25 điểm phần trăm vào tháng 11/2023, đưa lãi suất lên phạm vi 5,5-5,75%, trước khi bước vào chu kỳ cắt giảm từ năm 2024.
Hiện các nhà đầu tư đang chờ đợi biên bản cuộc họp tháng 6/2023 của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC), dự kiến sẽ được công bố ngày 5/7, để có cái nhìn rõ nét hơn về triển vọng lãi suất.
Ngày 3/7, Viện Quản lý nguồn cung Mỹ (ISM) sẽ công bố chỉ số PMI toàn quốc, có thể ảnh hưởng tới thị trường vàng. Tuy nhiên, nước Mỹ sẽ nghỉ lễ Quốc khánh vào ngày 4/7 dẫn tới khối lượng giao dịch sụt giảm.
Tại Nhật Bản, tâm lý kinh doanh đã được cải thiện trong quý II/2023, nhưng tính riêng tháng 6/2023, hoạt động sản xuất của nhà máy đã sụt chứng kiến sự suy giảm.
Trên các thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay gần như giữ nguyên ở mức 22,74 USD/ounce, giá bạch kim giảm 0,1% xuống còn 900,19 USD/ounce và giá palladium tăng 0,4% lên 1.232,06 USD/ounce.
Tại Việt Nam, mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 66,45 - 67,05 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).