Bản tin MXV 26/4: Giá dầu thô mất mốc 100 USD

Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên trong tuần cuối tháng 4, sắc đỏ tiếp tục bao trùm toàn bộ 4 nhóm hàng hóa đang liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam. Qua đó, khiến cho chỉ số MXV-Index giảm mạnh gần 2% về 2.940,33 điểm, thấp nhất trong vòng 2 tuần trở lại đây.

Chú thích ảnh

Giá trị giao dịch toàn Sở giảm về quanh ngưỡng 4.900 tỉ đồng trong phiên hôm qua 25/4. Mặc dù có sự sụt giảm đáng kể so với mức trung bình của tuần trước, nhưng con số này vẫn là rất tích cực, xét trên giai đoạn từ đầu năm đến nay. Trong đó, nhóm năng lượng vẫn chiếm tỉ trọng đến gần 50%. 

Giá dầu giảm mạnh trong ngày 25/4, khi các lệnh phong tỏa của Trung Quốc khiến đe dọa nhu cầu tiêu thụ dầu thế giới. Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI giảm 3,46% xuống 98,54 USD/thùng trong khi giá Brent giảm 3,76% xuống 102,16 USD/thùng.

Chú thích ảnh

Số ca nhiễm dịch COVID-19 tại Thượng Hải tăng vọt, kết hợp với thông tin quận lớn nhất tại Thủ đô Bắc Kinh tiến hành xét nghiệm đồng loạt khiến cho khả năng các lệnh phong tỏa ngày càng kéo dài và lan rộng. Đã được 4 tuần từ khi Thượng Hải bắt đầu các lệnh hạn chế nghiêm ngặt, tuy nhiên chưa có dấu hiệu tỉnh thành này thành công trong việc kiểm soát dịch.

Điều này đe dọa triển vọng phát triển kinh tế tại Trung Quốc, đặc biệt khi các ngân hàng trung ương trên thế giới cũng bắt đầu kế hoạch tăng lãi suất. Sự suy giảm sức mua hàng hóa nói chung và giảm mua năng lượng nói riêng của Trung Quốc tạo ra lo ngại lớn trên thị trường. Theo ước tính, nhu cầu tiêu thụ dầu của quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới có thể giảm đến 1,2 triệu thùng/ngày trong tháng 4, tương đương khoảng 1,2% nhu cầu toàn cầu. 

Chú thích ảnh

Trong khi nhu cầu suy yếu dần, nguồn cung dầu lại được nhận định có thể không sụt giảm như dự đoán ban đầu. Bộ trưởng Năng lượng Mỹ hôm qua cho biết nguồn cung dầu từ nước này sẽ tăng dần lên để bù đắp cho 1 - 1,5 triệu thùng dầu/ngày từ Nga. Theo đó, thị trường trước mắt sẽ được bổ sung 1 triệu thùng/ngày trong vòng 6 tháng thông qua các lần mở kho dự trữ chiến lược. Sản lượng dầu nội địa cũng được kỳ vọng sẽ dần tăng lên và gây áp lực lên giá. 

Bên cạnh đó, dữ liệu theo dõi tàu chở hàng của Bloomberg cho thấy lượng dầu xuất khẩu bằng đường biển của Nga trong tuần kết thúc ngày 22/4 vẫn duy trì ở mức 4 triệu thùng. Lượng dầu bán sang thị trường châu Á tăng dần lên khi mà chênh lệch giữa giá dầu Brent và giá sản phẩm chủ lực của Nga, dầu Urals vẫn duy trì ở mức trên 30 USD/thùng. 

Thêm vào đó, mặc dù các nước thuộc Liên minh châu EU cho biết đang xem xét gói trừng phạt thứ 6 vào Nga, tuy nhiên, khả năng khối mạnh tay cấm vận dầu khí từ Nga là tương đối thấp. Một số thành viên như Đức và Hungary đã lên tiếng phản đối ý định cấm nhập khẩu dầu khí từ Nga. Trên thị trường nội địa, liên Bộ Công Thương - Tài chính đã quyết định tăng giá xăng từ ngày 21/4, mức tăng dao động từ 600 đồng đến gần 1.000 đồng/lít.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Bản tin MXV 25/4: Giá hàng hóa đồng loạt giảm sâu trước nhiều sức ép
Bản tin MXV 25/4: Giá hàng hóa đồng loạt giảm sâu trước nhiều sức ép

Đóng cửa tuần giao dịch 18 – 24/4, sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng giá 31 mặt hàng đang liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, khiến chỉ số MXV-Index quay đầu giảm mạnh hơn 2% về 2.999,63 điểm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN