Doanh nghiệp gỗ Việt Nam chưa 'mặn mà' với thị trường nội địa

Với thị trường 93 triệu dân, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt giá trị khoảng 2 - 3 tỷ USD/năm, nhưng nhiều doanh nghiệp sản xuất gỗ lớn vẫn chưa mặn mà với thị trường trong nước.

Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam.

Về vấn đề này, phóng viên báo Tin Tức đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam.

Từ nhiều năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ lớn vẫn chưa mặn mà với thị trường trong nước, vì sao lại như vậy, thưa ông?


Việt Nam có trên 93 triệu dân, nhu cầu tiêu thụ gỗ rất lớn. Mỗi năm chúng ta có tới 70 – 80 triệu m2 nhà mới được xây dựng, rất cần gỗ để làm cốp pha, giàn giáo, đồ nội thất, tủ bếp, vàn sàn, cửa… Hàng năm, Việt Nam tiêu thụ tới 2 – 3 triệu m3 gỗ, đạt giá trị tại thị trường nội địa từ 2 - 3 tỷ USD.

Doanh nghiệp gỗ trước thách thức hội nhập. Ảnh: TTXVN

Hiện nay, Chính phủ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gỗ xuất khẩu được hưởng lợi từ các chính sách như: Thuế nhập khẩu gỗ 0%, sản phẩm gỗ làm ra không chịu thuế, hải quan và thuế vụ ưu đãi... Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã ký được hợp đồng gia công với các công ty nước ngoài lớn, được bao tiêu sản phẩm.

Trong khi đó, để phát triển thị trường nội địa, các doanh nghiệp phải tự mang sản phẩm đi giới thiệu, bán hàng, gặp rất nhiều khó khăn. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp gỗ chưa mặn mà với thị trường trong nước.

Xin ông cho biết những điểm yếu của các sản phẩm đồ gỗ tại các làng nghề, doanh nghiệp trong nước hiện nay là gì?

Điểm yếu nhất là nguồn nguyên liệu hạn chế, nhiều sản phẩm thứ cấp, trong khi các sản phẩm gỗ nhập khẩu có nguyên liệu tốt. Bên cạnh đó, mẫu mã sản phẩm đơn điệu, nhiều mặt hàng có giá đắt hơn sản phẩm nhập khẩu...


Các doanh nghiệp cần gì để phát triển thị trường nội địa, thưa ông?

Các doanh nghiệp cần có định hướng rõ ràng để phát triển nghề gỗ bền vững. Nhà nước cũng cần có các cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế; đồng thời hỗ trợ xây dựng hệ thống phân phối, đại lý bán hàng. Ngoài ra, các địa phương cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gỗ liên doanh, liên kết sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị, tìm kiếm nguồn nguyên liệu... để mở rộng thị trường nội địa.

Xin cảm ơn ông!
H.V/Báo Tin tức
Tìm giải pháp tài chính cho doanh nghiệp gỗ
Tìm giải pháp tài chính cho doanh nghiệp gỗ

Trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu, các doanh nghiệp ngành gỗ, đặc biệt là gỗ xuất khẩu đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức về cạnh tranh thị trường.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN