20 năm ngày thay đổi lịch sử bóng đá

Đúng 20 năm trước, Jean-Marc Bosman (ảnh) đã khiến thế giới bóng đá đổi thay mãi mãi khi thắng trong vụ kiện CLB RFC Liege, phán quyết khi ấy làm cả bộ mặt làng bóng đá sau đó đã thay đổi. Còn Bosman giờ đã bước sang tuổi 51 tuổi và gần như bị lãng quên.


Xoay chuyển châu Âu


Năm 1990, Bosman khi đó đang thi đấu cho Liege, chuẩn bị hết hạn hợp đồng với CLB và định sang Pháp thi đấu cho CLB Dunkirk. Tuy nhiên, Liege đã đòi Dunkirk một khoản tiền chuyển nhượng lên đến 500.000 bảng, vì thế thương vụ bị đổ bể. Bosman sau đó bị Liege giảm 75% lương, xuống 500 bảng/tháng. Không chấp nhận sự vô lý, Bosman quyết định đi kiện và sau 5 năm ròng rã, cầu thủ này đã thành công.

Ảnh: theguardian

Cuộc chiến pháp lý kéo dài trên của Bosman đã trở thành sự kiện gây chấn động bóng đá thế giới và tạo nên bước ngoặt quan trọng trong lịch sử bóng đá. Ngày 15/12/1995, tòa án châu Âu đã tuyên án tiền vệ người Bỉ giành chiến thắng trong vụ kiện với CLB chủ quản. Theo đó, các cầu thủ tự do tới chơi cho một CLB khác khi hợp đồng của họ kết thúc mà không cần một khoản phí chuyển nhượng. Phán quyết cũng chấm dứt hệ thống hạn ngạch của UEFA quy định những CLB chơi ở các giải châu Âu chỉ được phép có 3 cầu thủ nước ngoài trong đội hình xuất phát.

Giải vô địch bóng đá Mỹ (MLS) là giải đấu bóng đá hiếm hoi mà tính công bằng được áp dụng triệt để. Các đội bóng chỉ được phép chi tối đa 2,95 triệu USD/năm để trả lương cầu thủ (không tính một số trường hợp ngoại lệ) và mức trần thu nhập đối với mỗi cầu thủ là 368.750 USD/năm. Vì bị kiểm soát quá chặt chẽ, các CLB ở MLS… nhạt nhòa như nhau và hầu như không có đội bóng nào thực sự nổi bật để gây được ấn tượng đối với khán giả quốc tế.

“Phán quyết Bosman” ra đời chuyển dịch cán cân quyền lực từ phía các CLB sang cầu thủ. Họ được thương lượng hợp đồng mới với các câu lạc bộ khác nếu hợp đồng hiện tại của họ hết hạn. Cũng nhờ phán quyết này, cầu thủ ngày nay có thể yêu cầu mức lương tương xứng với giá trị của họ trên thị trường mở, nó cũng “gây sức ép” buộc đội bóng chủ quản phải tăng lương cao ngất ngưởng. Nếu không được tăng lương, họ sẽ ra đi khi hết hạn hợp đồng và đội bóng chủ quản sẽ không thu được dù chỉ một xu phí chuyển nhượng.

Luật thay đổi vô tình đã giúp các đội đã giàu càng giàu hơn. Trong 19 trận chung kết Champions League từ năm 1995 tới nay, chỉ 2 trận là có đội bóng nằm ngoài 4 giải Tây Ban Nha, Đức, Anh và Italy, đó là Ajax năm 1996 và Porto - Monaco năm 2003. Trong khi đó, trước khi luật Bosman ra đời, có tới 10 CLB bên ngoài 4 giải lớn trên dễ dàng đi tới trận cuối cùng tại Champions League. Những đội như Steaua Bucharest, Porto, PSV Eindhoven, Red Star Belgrade, Marseille và Ajax đều từng giành Cúp C1/Champions League trong 10 mùa 1986 - 1995.

“Nó đã trở thành một môn thể thao của người giàu” - Bosman nói - “Luật Bosman đã làm thay đổi bóng đá, cách tiếp thị, kinh doanh và kiếm tiền trong đó nói chung”.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, chính vì Bosman mà sự chênh lệch giữa các nền bóng đá bây giờ là quá lớn và làm suy giảm tính cạnh tranh ở các giải VĐQG, bởi nó khiến các CLB nhỏ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc giữ chân các tài năng. Chưa hết, một bộ phận không nhỏ trong làng bóng đá - đặc biệt là người Anh - còn đổ lỗi cho luật Bosman về tình trạng khan hiếm tài năng trẻ: sau phán quyết Bosman, các CLB được phép đưa ra sân số lượng cầu thủ EU không hạn chế, dẫn đến việc nhiều đội bóng (điển hình là Arsenal) có xu hướng tập trung tìm kiếm tài năng nước ngoài thay vì đầu tư vào việc phát triển những “mầm non” bản địa.

Bị lãng quên

Được xem như “nhà giải phóng" cầu thủ châu Âu khỏi sự trói buộc với các CLB, giúp họ có cơ hội kiếm hàng triệu bảng mỗi khi gia hạn hợp đồng, nhưng giờ đây, người từng làm đảo lộn toàn bộ thế giới bóng đá chỉ còn là kẻ đứng ngoài cuộc và dường như đã bị lãng quên trong trí nhớ nhiều người và đồng nghiệp.

Cầu thủ đã làm cả làng bóng đá thế giới chao đảo bây giờ đây đã ở tuổi 51 và có một gia đình với 3 đứa con. Vụ kiện đình đám năm nào khiến Bosman gần như tán gia bại sản. Tổng cộng ông nhận được khoảng 800.000 euro từ vụ kiện: tiền bồi thường, tiền từ một số ít trận đấu từ thiện cùng một công việc tại FIFPro (Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp). Nhưng chừng đó không là gì sau những cay đắng mà Bosman phải trải qua trong quá trình kiện tụng.

Ông mất tất cả, sự nghiệp, người vợ đầu tiên, để giúp cầu thủ có nhiều quyền lợi hơn và cay đắng hơn cả, ông thậm chí còn chìm vào cuộc khủng hoảng tinh thần, nghiện rượu, bị cảnh sát Bỉ bắt giữ, nhưng ông chưa bao giờ hối hận.
Minh Đăng
Đội tuyển bóng đá Việt Nam xếp hạng 147 thế giới
Đội tuyển bóng đá Việt Nam xếp hạng 147 thế giới

Ngày 4/12, trên Bảng xếp hạng tháng 12 mới được Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) công bố, Đội tuyển Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí 147 thế giới và 24 châu Á.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN