Lễ hội âm nhạc Astroworld tại Houston, bang Texas (Mỹ) tối 5/11 chật kín người. Có tới 50.000 khán giả háo hức tới dự sự kiện có sự góp mặt của nhiều ngôi sao trẻ. Sau 9 giờ tối, khi ca sĩ Travis Scott lên sân khấu biểu diễn, đám đông bỗng xô đẩy nhau hướng đến khán đài. Đã có 8 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương trong vụ việc. Phần lớn nạn nhân mới chỉ trong độ tuổi từ 14-27.
Những thảm kịch tương tự đã xảy ra trong thời gian dài ở nhiều nơi trên thế giới. Năm 1979, có tới 11 người tử vong do xảy ra tranh giành để vào dự buổi biểu diễn của ban nhạc The Who tại Cincinnati, Ohio.
Sân vận động Hillsborough tại Anh là nơi diễn ra thảm kịch năm 1989 với vụ giẫm đạp khiến gần 100 người tử vong. Năm 2015, đụng độ giữa hai đám đông tại cuộc hành hương hajj ở Saudi Arabia khiến trên 2.400 người tử vong.
Các chuyên gia không sử dụng từ “hoảng loạn” để miêu tả những vụ việc này bởi dường như nó đồng nghĩa đặt trách nhiệm về những cái chết lên chính đám đông. Thay vào đó, họ cho rằng nhà tổ chức là phía nhận trách nhiệm khi không thể tạo ra được một môi trường an toàn.
Điều dẫn đến tử vong
Khi đám đông mất kiểm soát phương hướng, sự chen chúc khiến mọi người không thể tiếp nhận đủ oxy. Giẫm đạp thường không phải là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong.
Đám đông mất kiểm soát có thể tạo ra lực làm cong thép. Người tham gia đám đông cũng bị chèn ép về hai hướng: một là phía sau của đám đông thúc ép lên phía trước và hướng còn lại là mặt trước của đám đông muốn trốn thoát. Nếu có trường hợp trượt chân và ngã, dẫn đến chồng lấn thì áp lực có khả năng tăng mạnh từ phía trên.
Điều tra về thảm kịch ở Hillsborough cho thấy tình trạng ngạt hơi là nguyên nhân khiến phần lớn người tử vong. Tai nạn xảy ra khi 50.000 cồ động viên tràn vào sân vận động thể theo dõi trận đấu giữa hai câu lạc bộ Liverpool và Nottingham Forest. Những người sống sót kể lại họ dần bị đè nén, không thể gì chuyển, đầu của họ bị kẹt giữa tay và vai của nhiều người khác. Họ biết nhiều người đã tử vong trong khi bản thân họ thì bất lực.
Điều gì dẫn đến những vụ việc này
Giáo sư thỉnh giảng G. Keith Still thuộc Đại học Suffolk ở Anh nhận định: “Tôi đã nghiên cứu trên 100 năm thảm họa và lúc nào cũng vậy, chúng đều có tính chất như nhau”.
Mật độ đám đông thường là nhân tố hàng đầu trong các vụ hỗn loạn đám đông. Nhưng thường có chất xúc tác khiến tất cả mọi người hoảng loạn chạy về cùng hướng.
Trận mưa đá thường khiến tất cả mọi người tự động tìm chỗ trú. Đó là vụ việc xảy ra năm 1988 khiến 93 cổ động viên Nepal thiệt mạng khi đám đông chen chúc tại cửa ra sân vận động.
Hay một ví dụ khác được ông Still đưa ra là việc thường phổ biến tại Mỹ khi có một ai đó hô lên: “Hắn ta có súng!”.
Hỗn loạn thường không đột nhiên xảy ra. Đôi khi nó bắt nguồn từ việc đám đông cùng hướng tới thứ gì đó trước khi giới hạn bị phá vỡ. Ông Still cũng nhận định rằng hệ thống quản lý đám đông yếu kém cũng dễ dẫn đến tai nạn.
Để khắc phục điều này, cần đảm bảo rằng mật độ của đám đông không vượt quá tiêu chuẩn do Hiệp hội phòng cháy Mỹ đưa ra. Trong đó có nội dung cần tạo đủ khoảng không cho tất cả mọi người. Trong một số sự kiện, nhiều chỗ quây còn được thiết lập quanh sân khấu để chia nhỏ đám đông khán giả.