Nghề "đồng nát" ngày càng bấp bênh ở New York

Nghề tái chế ở New York, một công việc thu nhập thấp thường dành cho những người nhập cư không có giấy tờ, đang trở nên bấp bênh hơn.

Chú thích ảnh
Vợ chồng Graciela Cieza và Robert Romero phân loại lon và chai tái chế tại một trung tâm đổi trả ở Ridgewood, Queens, New York. Ảnh: El Pais

Mỗi ngày vào 7 giờ sáng, Graciela Cieza và Robert Romero, một cặp vợ chồng nhập cư gốc Peru, mở cửa xưởng thu gom đồ tái chế của họ ở Queens, New York. Đây là một doanh nghiệp nhỏ nơi họ thu gom các loại vỏ lon và chai cũ để đổi lấy tiền. Họ gom về hàng trăm chiếc túi đựng hàng nghìn vỏ chai, lon nước, lon soda và bia được phân loại theo nhãn hiệu, sản phẩm và kích cỡ. Hai vợ chồng đã làm việc tại "xưởng đồng nát” này suốt 8 năm, và 5 tháng trước, họ trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp. "Người chủ cũ đã phải đóng cửa sau khi tuyên bố phá sản", bà Cieza, 65 tuổi, người đã đến Mỹ cách đây 12 năm cùng chồng và hai người con, cho biết.

Hệ sinh thái tái chế mong manh của tiểu bang New York phần lớn do những người lao động nhập cư và người cao tuổi điều hành, những người kiếm được khoảng 30 USD/ngày với tư cách là người tái chế độc lập và 40 USD/ngày nếu họ điều hành các trung tâm đổi trả. Nhưng suốt 15 năm qua, họ đã không thấy giá trị của các mặt hàng mà mình thu thập được tăng lên.

Tái chế ở bang New York là một quy trình theo chuỗi. Đầu tiên, người tiêu dùng bỏ chai hoặc lon của họ vào thùng tái chế màu xanh. Sau đó, những người tái chế độc lập thu gom vật liệu và mang đến một trung tâm đổi trả, chẳng hạn như trung tâm do Cieza và Romero điều hành, nơi họ được trả 5 xu cho mỗi món. Tại đó, các nhân viên trung tâm phân loại vật liệu nhận được theo nhãn hiệu, loại hộp đựng và kích thước để bán cho các nhà phân phối, có thể là các công ty sản xuất hộp đựng đồ uống, hoặc các nhà đóng chai. Họ nhận về 8,5 xu cho mỗi món, còn hàng hóa được những người thu mua gửi đến các nhà máy tái chế.

Làn sóng phá sản

Theo Nhóm nghiên cứu vì lợi ích công cộng New York, trong hai năm qua, 150 trong số khoảng 700 trung tâm đổi trả (thu gom "đồng nát") của tiểu bang đã đóng cửa vì không còn lợi nhuận. Và các nhà quản lý đã cảnh báo rằng nếu không có sự gia tăng theo luật định về giá trị thu mua đồ tái chế, sẽ có nhiều vụ đóng cửa hơn nữa. Trong khi đó, một số nỗ lực của các nhà lập pháp tiểu bang nhằm giải cứu ngành công nghiệp này đang vấp phải các chiến dịch của những người phản đối chính trị và các nhà đóng chai lớn, những người cho rằng việc tăng phí tái chế sẽ gây tổn hại đến người tiêu dùng.

Chú thích ảnh
"Sure We Can" là một trong những trung tâm tái chế lớn nhất ở New York City, đặt tại quận Brooklyn. Ảnh: El Pais

Cuộc tranh luận về “Dự luật Chai lớn hơn, Tốt hơn” (Bigger Better Bottle), được Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Rachel May đề xuất vào năm ngoái, đã bị hoãn lại cho đến ngày 28/1. Trong khi chờ đợi khoản thanh toán mà họ cho là công bằng hơn, các trung tâm đổi trả đồ tái chế đang phá sản, và nhiều tổ chức đang gửi các bản kiến ​​nghị gửi lên Thống đốc Kathy Hochul để xin cứu trợ ngay lập tức.

Dự luật Bigger Better Bottle đề xuất tăng phí đặt cọc từ 5 lên 10 xu cho mỗi đơn vị đồ tái chế, và từ 3,5 lên 6 xu cho mỗi đơn vị được thu gom - như Graciela Cieza và Robert Romero đã làm. Điều này sẽ tăng gấp đôi doanh thu hiện tại của các trung tâm thu gom và các đơn vị tái chế độc lập. Ngoài ra, tỷ lệ tái chế dự kiến ​​sẽ tăng ở một tiểu bang hiện chỉ tái chế được 17,2% chất thải. Con số này thấp hơn mức trung bình toàn quốc là 35% và các tiểu bang như Oregon, có tỷ lệ tái chế tới 85,5%.

Jade Eddy, chủ sở hữu của MT Retornables ở Queensbury và là thành viên của Hiệp hội Đổi trả Empire State, đang cân nhắc đóng cửa cửa hàng của mình vì cô không có đủ tiền để duy trì hoạt động. Eddy đã từ bỏ hy vọng rằng luật sẽ được thông qua trước khi cô mất đi công việc kinh doanh đã nuôi sống gia đình cô trong 20 năm. "Tôi hiện đang nhận trợ cấp xóa đói giảm nghèo, tôi đã tiêu hết tiền tiết kiệm hưu trí và mất nhà khi cố gắng duy trì công việc kinh doanh của mình", người phụ nữ 40 tuổi nói.

Lực cản từ các nhà đóng chai lớn PepsiCo, Coca Cola

Đạo luật về Vật chứa có thể trả lại (còn được gọi là “Đạo luật Chai” - BottleBill) đã có hiệu lực từ năm 1982. Đạo luật này yêu cầu người tiêu dùng phải trả phí đặt cọc 5 xu khi mua đồ uống đóng chai hoặc đóng hộp, có thể hoàn lại nếu người tiêu dùng trả lại vỏ chứa để tái chế; và phí xử lý 1,5 xu bao gồm khoản thanh toán bổ sung mà các nhà phân phối và đóng chai phải trả cho các trung tâm đổi trả.

Nếu luật mới được thông qua, các nhà đóng chai sẽ phải đầu tư nhiều hơn vào việc tái chế các vỏ chứa sản phẩm mà họ bán, vì họ sẽ phải trả từ 8,5 xu lên 16 xu cho các trung tâm đổi trả. Theo Viện Tái chế vỏ chứa, một tổ chức phi chính phủ chuyên nghiên cứu về tái chế và thu gom tại Mỹ, những người phản đối chính của luật này là các nhà đóng chai như PepsiCo, Coca Cola và Anheuser Busch. Tuy nhiên, người phát ngôn của PepsiCo, Andrea Foote, nói với Politico rằng "PepsiCo đã và đang làm việc trong

Tuy nhiên, người phát ngôn của PepsiCo Andrea Foote đã nói với Politico rằng “PepsiCo đã làm việc tại New York để giải quyết nhu cầu của cộng đồng, bao gồm cả việc vận động cải thiện Luật Chai của New York”.

Tại New York, các vật liệu được Luật Chai hiện hành bao gồm lon và chai đựng đồ uống có ga, bia, đồ uống mạch nha, nước có ga và nước không ga.

Theo báo cáo của "Sure We Can", một trung tâm đổi trả và không gian cộng đồng dành cho những người tái chế độc lập tại Bushwick, Brooklyn, mối đe dọa đối với các trung tâm đổi trả ảnh hưởng đến những người tái chế độc lập, chủ yếu là người nhập cư, gần một nửa trong số họ là người Mỹ Latinh, với mức thu nhập dưới 400 USD/ tháng.

Chú thích ảnh
Một nửa số người thu gom vỏ tái chế ở New York là người gốc Latinh, thu nhập thấp. Ảnh: El Pais

Angela, một người thu gom "đồng nát" 50 tuổi gốc Cộng hòa Dominicana, đã thu thập vật liệu tái chế trong hai năm, sau khi cô mất việc làm đầu bếp tại một nhà hàng ở Manhattan. Cô làm việc mỗi ngày và mang các loại vỏ chai đến trung tâm đổi trả ở Queens. "Công việc này giúp tôi kiếm được tiền để nuôi ba đứa con và trả tiền thuê nhà. Nếu những trung tâm này đóng cửa, chúng tôi sẽ chẳng còn gì cả", Angela cho biết, và không muốn cung cấp tên đầy đủ do cô là người nhập cư bất hợp pháp.

Thu Hằng/Báo Tin tức (Theo El Pais)
New York - Thành phố đầu tiên của Mỹ thu phí tắc nghẽn giao thông
New York - Thành phố đầu tiên của Mỹ thu phí tắc nghẽn giao thông

Ngày 5/1, thành phố New York của Mỹ đã chính thức trở thành địa phương đầu tiên của “xứ cờ hoa” thực hiện kế hoạch thu phí tắc nghẽn giao thông, với khu vực áp dụng bao gồm Lower và Midtown Manhattan. Đây được xem là một bước tiến trong nỗ lực giảm tắc nghẽn giao thông và cải thiện chất lượng không khí tại thành phố đông dân nhất của Mỹ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN