Hội nghị tập trung thảo luận các thách thức tại các nước đang phát triển, nơi mà bối cảnh xã hội, kinh tế, môi trường và chính trị độc đáo có thể vừa là rào cản, vừa tạo ra cơ hội mới cho phát triển bền vững trong khi các khuôn khổ và sáng kiến toàn cầu là điều cần thiết để hướng dẫn việc thực hiện SDGs. Các bên liên quan tại địa phương bao gồm chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cộng đồng cần chịu trách nhiệm và điều chỉnh chương trình nghị sự cho phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế của mình.
Với hình thức trực tiếp và trực tuyến, sự kiện này quy tụ các học giả, nhà hoạch định chính sách, các học viên và nhà nghiên cứu từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các đại biểu đã thảo luận các vấn đề từ xóa đói giảm nghèo và giáo dục chất lượng đến hành động vì khí hậu và bình đẳng giới, SDGs đại diện cho tầm nhìn về một tương lai toàn diện, công bằng và bền vững hơn cho tất cả mọi người.
Diễn giả Rajendra Aryal, Giám đốc quốc gia Indonesia, Timor Leste và ASEAN tại Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên hợp quốc, đã nêu các thách thức toàn cầu trong xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an ninh lương thực. Ông đồng thời khẳng định: Để các mục tiêu này có tác động có ý nghĩa và lâu dài, giải pháp để chuyển từ các nguyện vọng toàn cầu thành các hành động cụ thể, mang tính địa phương ở cấp quốc gia, khu vực và địa phương có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Tiến sĩ Asep Saepudin Jahar, Hiệu trưởng Đại học Hồi giáo quốc gia Indonesia, nêu rõ các nước đang phát triển đang phải đối mặt với những thách thức, bao gồm đói nghèo, bất bình đẳng và thể chế yếu kém. Tuy nhiên, những thách thức này không phải là không thể vượt qua. Thông qua các phương pháp tiếp cận chính sách sáng tạo, quan hệ đối tác và chiến lược bản địa hóa, các nước này có thể vượt qua những rào cản này và đẩy nhanh tiến độ hướng tới SDGs.