Sau giai đoạn chững lại vào tháng 10, lãi suất huy động ở nhiều ngân hàng có xu hướng tăng trở lại kể từ đầu tháng 11 đến nay.
Ngân hàng trung ương Nga đã hạ lãi suất chủ chốt xuống 11% tại một cuộc họp bất thường ngày 26/5, đồng thời dự báo khả năng cắt giảm thêm trong năm 2022, trong bối cảnh tốc độ lạm phát chậm dần từ các mức cao nhất trong hơn 20 năm qua và nền kinh tế dự kiến sẽ giảm.
Thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay (26/5) diễn biến phân hóa với sắc xanh đỏ đan xen. Các chỉ số chốt phiên giao dịch rất gần mốc tham chiếu.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 03/2022/TT-NHNN hướng dẫn ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
Trước thông tin “lùm xùm” về một số đối tác nước ngoài mỗi năm hào phóng “tặng” hơn 100 siêu xe cho doanh nghiệp, cá nhân ở Việt Nam nhưng xe biếu tặng cuối lại vào… các showroom ô tô, chiều 25/5, đại diện Tổng cục Hải quan (TCHQ) đã lên tiếng xung quanh vấn đề này.
Trong phiên chiều 25/5, thị trường chứng khoán xanh rực rỡ khi hầu hết các nhóm ngành đều tăng. Trong đó, nhóm ngành công nghệ - thông tin, chế biến thủy sản và tài chính khác tăng mạnh nhất.
Trong nửa cuối tháng 5 này, một số ngân hàng thương mại đã tiếp tục điều chỉnh bảng lãi suất huy động theo xu hướng tăng lên và không chỉ tăng đối với các kỳ hạn dài như trước.
Kết thúc phiên chiều 24/5, lực cầu bắt đáy tăng mạnh giúp thị trường chứng khoán (TTCK) hồi phục với VN-Index bật tăng 14,57 điểm (1,2%) so với tham chiếu để tiến lên 1.233,38 điểm.
Ông Michael Kokalari - Chuyên gia kinh tế trưởng của VinaCapital (một trong những công ty quản lý đầu tư lớn nhất tại Việt Nam) cho biết: “Kinh tế Việt Nam vẫn đang đứng vững, chúng tôi tin rằng cũng chính điều này sẽ giúp thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam vượt qua được ‘cơn bão’ đang tác động đến các TTCK quốc tế hiện nay”.
Theo thông tin Tổng cục Hải quan ngày 23/5, tính đến ngày 12/5, đã có thêm 9 doanh nghiệp chế xuất (DNCX) được xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát và sẽ được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan; 8 DNCX đang tiếp tục hoàn thiện do có những khó khăn về kinh phí, thực trạng nhà xưởng.
Theo thống kê mới nhất từ Công ty CP Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas), tính đến hết tháng 4/2022, thanh toán qua mạng lưới của Napas tăng 89,3% về số giao dịch và 119,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giao dịch rút tiền mặt qua ATM giảm 6,7% về số lượng và 7,7% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2021
Theo TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách, tiền tệ Quốc gia, để lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), Việt Nam va cần kiến tạo phát triển cho thị trường, vừa phải kiểm soát được rủi ro. Trước mắt, cần giải quyết dứt điểm các vụ việc vừa qua để củng cố niềm tin cho nhà đầu tư, cũng như tránh tạo tiền lệ xấu.
Tại họp báo công bố chuỗi sự kiện hưởng ứng "Ngày không tiền mặt 2022" diễn ra ngày 20/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) Lê Anh Dũng cho biết: Đến tháng 4/2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tăng 69,7% về số lượng, 27,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc vừa có quyết định giao Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, trực tiếp phụ trách, chỉ đạo, điều hành Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kể từ ngày 19/5.
Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản (BĐS), thời gian qua các doanh nghiệp đang cảm thấy sức ép rất lớn, nhất là việc rất khó tiếp cận nguồn vốn, nếu việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) cứ tiếp tục bị “siết chặt” lại thì đó là tín hiệu không tốt cho thị trường BĐS, một trong những trụ cột của nền kinh tế.
Phát biểu tại Diễn đàn “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) hiệu quả, bền vững" do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều 19/5, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch thường trực Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: Để phát triển thị trường TPDN minh bạch, ổn định, cần có các giải pháp đúng và trúng để đáp ứng các mục tiêu thúc đẩy thị trường.
Chiều 18/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi đã trao đổi với báo chí xung quanh việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ) đã thi hành kỷ luật đối với ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và ông Lê Hải Trà, Tổng Giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE), lãnh đạo Sở GDCK Việt Nam (VNX), Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD).
Ngay sau khi có kết luận kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ) đối với Đảng ủy cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) nhiệm kỳ 2015 - 2020, Bộ Tài chính đã chỉ đạo UBCKNN, các Sở GDCK, Trung tâm Lưu ký chứng khoán và các đơn vị có liên quan kiểm điểm và triển khai các biện pháp khắc phục những vi phạm và khuyết điểm.
Ngày 17/5, bộ phân tự doanh của các công ty chứng khoán (CTCK) đã mua ròng hơn 154 tỷ đồng, với khối lượng hơn 5 triệu đơn vị. Đây là ngày đầu tiên, Sở giao dịch chứng khoán (GDCK) Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) công bố thông tin cuối ngày giao dịch về tổng khối lượng và tổng giá trị giao dịch mua, bán tự doanh đối với từng mã chứng khoán.
Chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp do đà bán tháo chưa dừng và tâm lý nhà đầu tư chán nản, kết thúc phiên chiều 17/5, lực mua ồ ạt nhập cuộc trong phiên chiều, giúp các chỉ số chứng khoán tăng dựng đứng lên mức cao nhất ngày tại 1.228 điểm.
Thị trường chứng khoán (TTCK) trong nước sau thời gian dài “lao dốc", giảm điểm sâu và thanh khoản thấp, khiến tâm lý nhiều nhà đầu tư hoảng loạn. Trước thực tế này, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán (UBCK) đã và đang quyết liệt triển khai hàng loạt giải pháp hỗ trợ thị trường ổn định.