Ngày 17/10, gần 500 công dân có hộ khẩu thường trú tại Thái Bình hiện lưu trú tại 4 tỉnh, thành phố phía Nam gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đã được tỉnh Thái Bình tổ chức đón về quê an toàn. Đây đều là những người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, có nhu cầu được đón về địa phương.
Tiếp nối hoạt động phối hợp cùng các địa phương chung tay phòng chống dịch, trong hai ngày 13 và 14/10, Bamboo Airways triển khai loạt chuyến bay nghĩa tình đưa gần 500 người Sơn La và Hà Giang về quê an toàn.
Chiều 9/10, có 170 công dân của tỉnh Bạc Liêu đang sinh sống, làm việc ở TP Hồ Chí Minh đã được tỉnh tổ chức đón về an toàn.
Trước tình trạng nhiều phương tiện hư hỏng, tai nạn, va quệt, bị té ngã khiến hàng chục người bị thương khi trên đường về quê ngang qua địa bàn tỉnh, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Phước đã đề nghị các đơn vị quản lý 2 tuyến đường Quốc lộ 14 và ĐT.741 kịp thời khắc phục, sửa chữa hư hỏng nhằm đảm bảo các phương tiện lưu thông an toàn.
Ngày 7/10, tỉnh Phú Yên tổ chức 30 xe khách đón hơn 1.000 người dân Phú Yên tại Bình Dương có nguyện vọng về quê. Đây là đợt đón cuối của tỉnh sau 60 ngày đêm “bền bỉ” đưa hơn 17.000 người dân đang sinh sống, học tập, lao động tại các tỉnh, thành phố phía Nam về địa phương cách ly an toàn. Những nghĩa cử cao đẹp của chính quyền địa phương cùng người dân Phú Yên đã “vẹn toàn” làm ấm lòng những người con xa quê trong những lúc khó khăn, hoạn nạn những ngày qua.
Những ngày đầu tháng 10, khi TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam nới lỏng giãn cách xã hội, nhiều người dân đã ùn ùn đổ về quê.
Trong những ngày tới, Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh sẽ phối hợp cùng các cơ quan chức năng của thành phố để đảm bảo việc đưa người dân ở các tỉnh, thành phố khác từ TP Hồ Chí Minh trở về quê an toàn, chu đáo.
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Gia Lai, trong ngày 3/10, Gia Lai đã ghi nhận có khoảng 1.000 người dân Gia Lai trở về địa phương và gần 6.000 người dân đi qua địa bàn tỉnh Gia Lai để về các tỉnh, thành phía Bắc.
Mặc dù tỉnh An Giang đã có thông báo chưa có kế hoạch tiếp nhận thêm công dân về quê tự phát nhưng nhiều người dân về quê bằng phương tiện cá nhân vẫn nối đuôi nhau tại các cửa ngõ ra vào tỉnh.
Ngày 2/10, các cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ở các tỉnh miền Tây, miền Trung và Tây Nguyên được về quê trong trật tự giao thông, tuân thủ quy tắc 5K, đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 theo quy trình, sàng lọc, xét nghiệm; đưa về khu cách ly tập trung y tế ở các tỉnh theo đúng quy định hiện hành.
Nhằm “chia lửa” với các địa phương phía Nam trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, ngày 28/9, tỉnh Kon Tum tiếp tục đón thêm 201 người dân đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Bình Dương trở về theo nguyện vọng.
Sau một thời gian chuẩn bị, chiều 25/9, đoàn gồm 16 xe của Công ty Cổ phần xe khách Phương Trang do Cảnh sát giao thông Công an Sóc Trăng dẫn đường đã đưa trên 280 công dân của tỉnh đang sinh sống, làm việc, học tập tại TP Hồ Chí Minh về đến Sóc Trăng an toàn.
Theo ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, thành phố luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để người dân sinh sống tại thành phố có thể trở về quê an toàn và đảm bảo quy định phòng dịch. Vì vậy, người dân không nên tự ý đi xe cá nhân về quê trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, các tỉnh, thành phố Lạng Sơn, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Bình Thuận… đã có văn bản gửi Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đề nghị phối hợp để đưa công dân đang sinh sống ở các tỉnh phía Nam về quê, nhằm giảm tải áp lực cách ly cho TP Hồ Chí Minh.
Ngày 4/9, ông Nguyễn Đức Cường, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Bình cho biết, trên 200 công dân Quảng Bình “mắc kẹt” ở vùng dịch thành phố Đà Nẵng đã được đón trở về quê an toàn vào tối 3/9.