Các bản tin gần đây cho thấy Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz và Ngoại trưởng Marco Rubio đang dẫn đầu phe “diều hâu”, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth và Phó Tổng thống JD Vance dẫn đầu phe “hiện thực” trong xử lý vấn đề hạt nhân Iran.
Đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump, vấn đề hạt nhân Iran là công việc còn dang dở từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông.
Hãng TASS (Nga) dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning cho biết cuộc gặp 3 bên Nga, Trung Quốc, Iran về vấn đề hạt nhân Iran sẽ tổ chức tại Bắc Kinh vào 14/3.
Bộ Ngoại giao Iran ngày 18/11 tuyên bố nước này hy vọng tại cuộc họp Ban điều hành Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) sắp tới, các bên sẽ không bị “sức ép và tính toán chính trị” trong đàm phán vấn đề hạt nhân Iran.
Liên quan đến thông tin Israel có thể sẽ chấp nhận một "thỏa thuận nhỏ" không chính thức về vấn đề hạt nhân Iran, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 18/6 khẳng định một thỏa thuận như vậy là "không thể chấp nhận" và Israel "quyết tâm ngăn chặn Iran phát triển vũ khí hạt nhân".
Theo Jerusalem Post ngày 28/2, Mỹ và các quốc gia châu Âu tiếp tục hợp tác với Nga trong các cuộc đàm phán để khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA) ở Vienna (Áo), ngay cả khi họ trừng phạt Moskva về hành động quân sự ở Ukraine.
Đại sứ của Nga tại các tổ chức quốc tế ở Vienna (Áo) Mikhail Ulyanov ngày 29/11 cho hay những cuộc gặp đầu tiên trong vòng đàm phán mới nhằm mục đích nối lại thỏa thuận hạt nhân Iran, hay còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), đã kết thúc và khởi đầu “một cách thành công mỹ mãn”.
Theo hãng thông tấn IRNA (Iran), đúng theo kế hoạch, vòng đàm phán mới của Ủy ban chung gồm Iran, Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Đức đã diễn ra tại cung điện Palais Coburg ở thủ đô Vienna, Áo ngày 29/11.
Thủ tướng Israel Naftali Bennett vừa kết thúc chuyến thăm chính thức 2 ngày tới Mỹ và gặp Tổng thống Joe Biden tại Nhà Trắng, với trọng tâm thảo luận là vấn đề Iran. Đây là một trong những vướng mắc lớn nhất đối với mối quan hệ giữa hai nước hiện nay, trong bối cảnh các cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân Iran vẫn đang rơi vào bế tắc.
Ngày 30/6, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã kêu gọi Mỹ dỡ bỏ hoặc miễn trừ áp dụng tất cả các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran như đã thống nhất trong thỏa thuận hạt nhân năm 2015 nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của Tehran.
Trong ngày 27/4, đại diện các nước Iran, Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức và Nga đã tiến hành vòng đàm phán thứ ba tại Vienna (Áo) nhằm thống nhất các bước đi cần thiết để hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã tới Israel ngày 11/4, bắt đầu chuyến thăm 2 ngày với chương trình nghị sự được cho là tập trung chủ yếu vào vấn đề hạt nhân Iran. Đây là chuyến thăm đầu tiên của quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Israel.
Ngày 6/4, Mỹ đánh giá các cuộc đàm phán ban đầu với các đối tác về vấn đề hạt nhân Iran tại thủ đô Vienna (Áo) đã diễn ra tích cực trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Joe Biden hướng tới việc đưa Mỹ quay lại thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015.
Ngày 18/2, Ngoại trưởng các nước Pháp, Anh, Đức và Mỹ đã thảo luận về vấn đề hạt nhân Iran, trong đó kêu gọi Tehran không hạn chế hoạt động thanh sát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tại nước này.
Ngày 22/12, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp về tình hình thực hiện Nghị quyết 2231 của HĐBA, nghị quyết ủng hộ triển khai thỏa thuận hạt nhân giữa Iran với các cường quốc ký năm 2015, có tên gọi đầy đủ là Chương trình Hành động Chung Toàn diện (JCPOA).
Ngày 15/7, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini cho biết các bên còn lại của thỏa thuận hạt nhân Iran không coi các vi phạm của Tehran là nghiêm trọng và chưa có ý định kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp của thỏa thuận, đồng thời ưu tiên giải pháp ngoại giao để giải quyết khủng hoảng.
Chính sách rời rạc của Washington trong vấn đề hạt nhân Iran không chỉ khiến quan hệ Mỹ-Iran căng thẳng và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát xung đột quân sự, mà còn gieo rắc oán giận khắp Trung Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngày 8/7 tái khẳng định quan điểm của Bắc Kinh, kêu gọi tất cả các bên liên quan đến vấn đề hạt nhân Iran kiềm chế và giải quyết các bất đồng thông qua con đường ngoại giao.
Ngày 12/12, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) tiếp tục gây sức ép nhằm buộc Iran phải dừng phát triển chương trình tên lửa.
Vài ngày sau khi Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran, ngày 12/11, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã công bố báo cáo mới nhất về vấn đề hạt nhân Iran, trong đó chỉ rõ, Tehran đã tuân thủ các điều khoản trong thỏa thuận hạt nhân với các cường quốc trên thế giới.