Ngày 7/11, tại Liên hợp quốc, đại diện thường trực của Thổ Nhĩ Kỳ và Palestine đã kêu gọi ngừng ngay chuyển giao vũ khí cho Israel. Hai bên đã bày tỏ quan ngại về tình trạng bạo lực đang leo thang, vi phạm luật pháp quốc tế tại Gaza và các vùng lãnh thổ khác.
Trong khi các quốc gia châu Âu chịu áp lực phải ngừng cung cấp vũ khí cho Israel thì sự phức tạp của chuỗi cung ứng quốc tế và các liên minh địa chính trị khiến việc này trở nên khó khăn hơn.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 17/10, Đại sứ Saudi Arabia tại Anh Khalid bin Bandar Al Saud đã kêu gọi Chính phủ Mỹ đình chỉ xuất khẩu vũ khí cho Israel nếu viện trợ nhân đạo bổ sung không đến được Dải Gaza.
Tổng thống Palestine Mahmud Abbas đã hối thúc Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) giúp chấm dứt cuộc xung đột giữa Israel và Hamas, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế ngừng gửi vũ khí cho Israel để ngăn chặn đổ máu ở Bờ Tây và Dải Gaza.
Ngày 29/8, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tuyên bố sẽ cứng rắn hơn trong vấn đề di cư ở biên giới phía Nam giáp Mexico và sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Israel. Bà đưa ra tuyên bố này trong cuộc phỏng vấn truyền hình đầu tiên với một hãng truyền thông lớn, kể từ khi trở thành ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ.
Cuộc khủng hoảng leo thang ở Liban và những khó khăn pháp lý trong việc xác định vũ khí xuất khẩu chỉ được sử dụng cho mục đích tấn công đã khiến Anh phải trì hoãn quyết định cấm bán một số loại vũ khí cho Israel.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tiết lộ Nhà Trắng “đang làm việc ngày đêm” để nối lại hoạt động vận chuyển các lô vũ khí bị tạm ngừng cung cấp cho Israel.
Bản tin nóng thế giới sáng 19/6 có những nội dung sau đây: - Mỹ và NATO lên tiếng về chuyến thăm Triều Tiên của Tổng thống Liên bang Nga; - Thủ tướng Đức tuyên bố kiềm chế thực hiện hành động mạo hiểm xung quanh xung đột Ukraine; - Mỹ đảm bảo gỡ bỏ hạn chế cung cấp vũ khí cho Israel; - Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo Nga về cuộc tấn công khủng bố mới.
Ngày 16/5, Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát đã bỏ phiếu thông qua dự luật nhằm buộc Tổng thống Joe Biden hủy bỏ quyết định tạm dừng chuyển vũ khí viện trợ cho Israel.
Cảnh báo của Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc ngừng cung cấp vũ khí cho Israel dường như không ảnh hưởng tới kho dự trữ và lực lượng không quân của Tel Aviv.
Ngày 8/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ dừng cung cấp đạn pháo và các vũ khí khác cho Israel nếu nước này tấn công khu vực Rafah phía Nam Dải Gaza.
600 chuyên gia pháp lý đã ký thư ngỏ gửi Thủ tướng Rishi Sunak, cho rằng chính phủ Anh có nguy cơ vi phạm luật pháp quốc tế nếu tiếp tục xuất khẩu vũ khí sang Israel.
Yêu cầu Mỹ hỗ trợ thêm vũ khí và thiết bị quân sự cho cuộc chiến ở Dải Gaza được cho là một yêu cầu cực kỳ tế nhị vào thời điểm việc Mỹ bán vũ khí cho Israel đang bị các nhà lập pháp chỉ trích và giám sát chặt chẽ.
Israel khẳng định các động thái của nước này tại Gaza nhằm mục đích chính là tiêu diệt lực lượng Hamas. Tuy nhiên, khi số người dân thường thương vong tiếp tục gia tăng ở Gaza, trên toàn cầu ngày càng xuất hiện nhiều lời kêu gọi ngừng bán vũ khí cho Israel.
Kênh NBC dẫn các nguồn tin cho biết Mỹ đang thảo luận về khả năng trì hoãn giao vũ khí cho Israel, nhằm thuyết phục Thủ tướng Benjamin Netanyahu nghe theo lời kêu gọi lâu nay là giảm quy mô cuộc tấn công quân sự ở Dải Gaza.
Bản tin nóng thế giới sáng 21/1 có những nội dung sau đây: - Tổng thống Iran tuyên bố sẽ trừng phạt Israel sau đòn tấn công giết chết 5 thành viên IRGC; - Mỹ tiếp tục đánh chặn tên lửa của Houthi; - NATO muốn chuẩn bị cho khả năng xung đột với Nga trong 20 năm tới; - Italy dừng cung cấp vũ khí cho Israel.
Ngoài Mỹ, còn một số quốc gia nữa cũng cung cấp vũ khí cho Israel, dù số lượng ít hơn nhiều.
Nhà Trắng đã chỉ đạo Lầu Năm Góc ngừng chuyển tên lửa Hellfire mà Israel yêu cầu trong chiến dịch quân sự gần đây tại Dải Gaza.
Lầu Năm góc cho biết, Israel đã được phép tiếp cận kho vũ khí của Mỹ trong tuần vừa qua để lấy nguồn bổ sung đạn cối, đạn súng phóng lựu.