Ngày 18/4, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Mỹ đã sửa đổi giấy phép sử dụng khẩn cấp các vaccine mRNA ngừa COVID-19 thể lưỡng trị (bivalent) của các hãng Moderna và Pfizer-BioNTech, đồng thời phê duyệt việc tiêm mũi vaccine thứ 2 tăng cường loại này cho người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu.
Việc kết hợp vaccine mRNA ngừa ung thư do các hãng dược phẩm Moderna và Merck phát triển với thuốc trị liệu miễn dịch Keytruda của Merck có thể làm giảm tới 44% nguy cơ tử vong hoặc tái phát căn bệnh ung thư da so với chỉ sử dụng Keytruda. Thông tin này được các nhà nghiên cứu Mỹ công bố tại hội nghị Hiệp hội Nghiên cứu ung thư Mỹ ở thành phố Orlando, bang Florida, ngày 16/4.
Ngày 7/11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết việc xây nhà máy sản xuất vaccine mRNA của công ty công nghệ sinh học Moderna gần thành phố Montreal, tỉnh Quebec sẽ giúp đảm bảo an ninh y tế cho quốc gia Bắc Mỹ này trước nguy cơ đại dịch trong những thập kỷ tới.
Ngày 25/10, hãng dược SK Bioscience của Hàn Quốc cho biết hãng này đã ký một thỏa thuận hợp tác với Liên minh đổi mới sáng tạo sẵn sàng ứng phó dịch bệnh (CEPI) để phát triển vaccine công nghệ mRNA.
Theo phóng viên TTXVN tại Australia, BioNTech - một trong hai công ty dược phẩm sở hữu công nghệ mRNA hàng đầu thế giới - và chính quyền bang Victoria, ngày 7/10 thông báo hoàn tất ký kết thỏa thuận hợp tác về nguyên tắc cho việc thành lập một cơ sở sản xuất vaccine mRNA quy mô phòng khám (clinic) tại thành phố Melbourne (bang Victoria) của Australia.
Vaccine này có tên là AWcorna, được công ty công nghệ sinh học Walvax bào chế trong 2 năm, nhắm tới chủng gốc của virus SARS-CoV-2, là loại duy nhất ở Trung Quốc đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối trên quy mô lớn.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese ngày 15/8 công bố hoàn tất thỏa thuận hợp tác sản xuất vaccine mRNA giữa Chính phủ Australia, chính quyền bang Victoria và hãng dược phẩm Moderna, mở ra cơ hội mới cho ngành dược phẩm Australia, đồng thời đảm bảo nguồn cung vaccine cho các nhu cầu trong nước và khu vực.
Các phiên bản vaccine mRNA mới có thể chống được hai biến thể của COVID-19, cung cấp hiệu quả bảo vệ tốt hơn so với những loại hiện hành, có thể được đưa vào sử dụng từ mùa Thu tới.
Hãng dược phẩm Moderna của Mỹ và Chính phủ Anh ngày 22/6 đã công bố thỏa thuận, theo đó cho phép công ty công nghệ sinh học Mỹ xây dựng một trung tâm tiên tiến phát triển và sản xuất vaccine mRNA để phòng, ngừa các bệnh hô hấp, trong đó có COVID-19.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 18/6 thông báo các vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer và Moderna đã được phép tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi trở xuống. Động thái này đưa Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên cho phép sử dụng vaccine công nghệ mRNA cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
Mũi thứ 4 vaccine công nghệ mRNA ngừa COVID-19 có thể giúp tăng nồng độ kháng thể và phản ứng miễn dịch của tế bào T cao hơn so với mũi thứ 3. Đây là dữ liệu cuộc thử nghiệm được công bố mới đây tại Anh.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 29/4 thông báo hãng dược phẩm Moderna sẽ xây dựng một cơ sở sản xuất vaccine ngừa COVID-19 ở tỉnh Quebec của nước này để cung cấp tới 100 triệu liều vaccine mRNA hằng năm.
Hai loại vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi là vaccine Pfizer và vaccine Moderna. Không giống như đối tượng người từ 18 tuổi trở lên, đối với trẻ em 5 đến dưới 12 tuổi, Bộ Y tế yêu cầu chỉ tiêm 2 mũi vaccine cùng loại, không tiêm trộn với bất kỳ vaccine mRNA nào.
Một nghiên cứu mới cho thấy nguy cơ biến chứng tim sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 cao hơn đáng kể so với các trường hợp gặp phản ứng phụ hiếm gặp sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 bào chế theo công nghệ mRNA.
Theo Công văn 1506/BYT-DP ngày 25/3/2022 của Bộ Y tế về việc tiêm vacine phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại thì người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine mRNA (vaccine do Pfizer hoặc Moderna sản xuất) có thể tiêm liều nhắc lại bằng vaccine do AstraZeneca sản xuất, thời gian tiêm tối thiểu là 3 tháng sau tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản.
Trong tuần từ 21-27/3, thông tin nổi bật liên quan đến dịch COVID-19 gồm sắp triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi vào đầu tháng 4/2022; Việt Nam ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 giảm; Ban hành Nghị quyết về số giờ làm thêm của người lao động; Tiêm mũi 3 bằng vaccine AstraZeneca cho người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine mRNA...
Ngày 26/3, Việt Nam có 103.126 ca mắc mới COVID-19, trong đó, Hà Nội có 9.623 ca. So với ngày trước đó, số ca mắc mới đã giảm 5.833 ca. Cùng ngày, Bộ y tế cũng đã có công văn đề nghị người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine mRNA (vaccine do Pfizer hoặc Moderna sản xuất) có thể tiêm liều nhắc lại bằng vaccine do AstraZeneca sản xuất.
Bộ Y tế vừa ban hành công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Cục Y tế, Bộ Công an; Cục Quân y, Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 liều cơ bản và liều nhắc lại.
Ngày 15/3, Bộ Y tế Thái Lan đã cấp phép sử dụng nửa liều vaccine ngừa COVID-19 công nghệ mRNA cho mũi tiêm thứ ba nhằm khuyến khích người dân, đặc biệt là người cao tuổi và người mắc bệnh mãn tính, tiêm nhắc lại.
Tuy đã bỏ lỡ cơ hội ghi dấu ấn với vaccine mRNA ngừa COVID-19, nhưng tập đoàn dược phẩm Sanofi, lá cờ đầu của ngành công nghiệp dược phẩm Pháp, vẫn không từ bỏ mối quan tâm tới công nghệ đầy hứa hẹn này, thậm chí còn muốn phát triển nó trên một tầm cao mới.