Kazakhstan, nhà sản xuất uranium lớn nhất thế giới, đang nổi lên như đối tác tiềm năng giúp châu Âu và Mỹ vượt qua khủng hoảng năng lượng. Nhưng cơ hội này có thể vuột mất nếu phương Tây không nhanh chóng hành động.
Một báo cáo mật của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về chương trình hạt nhân của Iran đã tiết lộ nhà máy hạt nhân Fordo với bản thiết kế cập nhật mới nhất cho phép Tehran nâng khả năng làm giàu uranium tinh khiết lên tới 60%.
Iran đã thông báo kế hoạch lắp đặt hơn 6.000 máy ly tâm làm giàu uranium và đưa nhiều máy đã có vào hoạt động. Đây là thông tin trong báo cáo mật của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) gửi các quốc gia thành viên ngày 28/11.
Ngày 22/11, Trung Quốc đã trở thành quốc gia nhập khẩu uranium lớn nhất từ Nga trong năm nay, với lượng mua tăng gấp ba lần so với năm trước.
Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi vào ngày 20/11 đã đưa ra đánh giá về vị trí của cơ sở làm giàu uranium được Triều Tiên tiết lộ lần đầu vào tháng 9.
Ngày 19/11, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết kho dự trữ uranium làm giàu của Iran ước tính đã vượt quá 32 lần mức giới hạn, vốn được đặt ra trong thỏa thuận năm 2015 giữa Iran với các cường quốc thế giới nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của nước này.
Bản tin nóng thế giới sáng 20/11 có những nội dung sau đây: - Xung đột Nga-Ukraine đánh dấu ngày thứ 1.000 với sự leo thang đáng báo động; - Ngoại trưởng Nga tuyên bố liên quan tới chiến tranh hạt nhân; - Tổng kho dự trữ uranium làm giàu của Iran tăng mạnh; - Brazil bắt 5 đặc nhiệm liên quan âm mưu ám sát Tổng thống Lula.
Ngày 15/11, Nga tuyên bố đã áp đặt các hạn chế tạm thời đối với việc xuất khẩu uranium làm giàu sang Mỹ - quốc gia năm ngoái nhập khẩu 1/4 lượng uranium làm giàu của Nga để phục vụ nhà máy điện hạt nhân nội địa.
Bản tin nóng thế giới sáng 16/11 có những nội dung sau đây: - Đánh giá mới nhất của ông Putin và ông Zelensky về cuộc xung đột ở Ukraine; - Liban xác nhận đã nhận được đề xuất ngừng bắn của Mỹ; - EU đề xuất đình chỉ đối thoại chính trị với Israel; - Nga hạn chế xuất khẩu uranium làm giàu sang Mỹ.
Trong khi Iran chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống, chủ mưu Stuxnet cũng đang chuẩn bị cuộc tấn công tiếp theo nhằm "hạ gục" nhà máy làm giàu uranium Natanz bằng phiên bản mới của sâu máy tính độc hại này.
Stuxnet không phải là một phần mềm độc hại thông thường. Thiết kế của nó phản ánh mức độ tinh vi chưa từng có trong lĩnh vực vũ khí mạng. Sâu máy tính độc hại này nhắm vào phần mềm Siemens Step7, được sử dụng để điều khiển thiết bị công nghiệp, đặc biệt tập trung vào các máy ly tâm tại cơ sở làm giàu uranium Natanz của Iran.
Thay vì chỉ chiếm đoạt máy tính mục tiêu hoặc đánh cắp thông tin như những virus hoặc sâu máy tính thông thường, Stuxnet đã thoát khỏi thế giới kỹ thuật số để phá hủy về vật lý đối với hàng loạt máy ly tâm tại cơ sở làm giàu uranium lớn nhất Iran.
Châu Phi, với nguồn tài nguyên uranium phong phú, đang trở thành tâm điểm trong cuộc cạnh tranh địa chính trị toàn cầu về năng lượng hạt nhân.
Trong tuần từ ngày mùng 8 - 14/9 đã diễn ra một số sự kiện và vấn đề đáng quan tâm như bà Harris áp đảo ông Trump trong lần tranh luận đầu tiên; phương Tây phát tín hiệu cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa tấn công lãnh thổ Nga; Triều Tiên lần đầu công khai cơ sở làm giàu uranium; Nga khởi động tập trận hải quân lớn nhất trong hơn 30 năm và Fed trở thành tâm điểm sau khi ECB cắt giảm lãi suất lần thứ hai.
Ngày 11/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gợi ý chính phủ nước này xem xét khả năng hạn chế nguồn cung một số nguyên liệu thô chiến lược, như uranium, titan hoặc niken, cho thị trường nước ngoài nếu biện pháp này không gây bất lợi cho Moskva.
Mỹ cần một lượng uranium làm giàu lớn nhằm cung cấp năng lượng cho thế hệ lò phản ứng hạt nhân tiếp theo của Mỹ — các nhà máy điện mô-đun nhỏ, dễ xây dựng và tiết kiệm chi phí.
Một báo cáo mật mới đây của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) cho thấy Iran đã tiếp tục tăng đáng kể lượng uranium được làm giàu lên gần mức đủ để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Iran đang sử dụng hoạt động quốc phòng để theo đuổi uranium hoặc các khoáng sản khác ở châu Phi.
Quốc hội Kyrgyzstan ngày 13/6 thông báo đã thông qua dự luật cho phép khai thác các mỏ uranium và thorium tại nước này.
Tập đoàn Năng lượng hạt nhân nhà nước Nga Rosatom ngày 14/5 cho hay lệnh cấm nhiên liệu hạt nhân của Mỹ là một động thái mang tính chính trị và sẽ làm suy yếu thị trường uranium làm giàu toàn cầu. Tuy nhiên, Rosatom tuyên bố sẽ tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế của mình.