Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Osaka phát hiện ra rằng 87% bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận sau khi sử dụng thực phẩm chức năng men gạo đỏ beni kōji của hãng dược Kobayashi Pharmaceutical vẫn tiếp tục bị suy giảm chức năng thận, ngay cả sau khi ngừng sử dụng.
Một tòa án Indonesia đã ra phán quyết hai công ty dược phẩm ở nước này phải bồi thường tối đa tới 60 triệu rupiah (3.850 USD) cho mỗi gia đình có con tử vong do tổn thương thận cấp tính hoặc bị tổn hại sức khỏe nghiêm trọng sau khi sử dụng thuốc ho dạng siro bị nhiễm độc.
Kết quả điều tra do Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) phối hợp với các nhà khoa học Gambia tiến hành và công bố mới đây cho thấy siro ho và paracetamol nhập khẩu vào Gambia gần như chắc chắn là nguyên nhân dẫn đến 66 ca trẻ em tử vong do tổn thương thận cấp tính tại nước này.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 17/11, Cơ quan Giám sát Thực phẩm và Dược phẩm Indonesia (BPOM) thông báo 2 công ty dược phẩm nước này nghi có liên quan đến phân phối thuốc siro khiến nhiều trẻ em bị tổn thương thận cấp tính.
Ngày 9/11, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Indonesia (BPOM) thông báo thêm 2 công ty dược phẩm nội địa sản xuất thuốc dạng siro đã bị cơ quan này đình chỉ giấy phép sản xuất, trong bối cảnh nhà chức trách đang điều tra gần 200 trường hợp trẻ tử vong do tổn thương thận cấp tính.
Ngày 7/11, Bộ Y tế Indonesia thông báo số trẻ em tử vong do tổn thương thận nghiêm trọng (AKI) liên quan đến một số loại thuốc siro đã tăng lên 195 ca, so với con số 133 ca được xác nhận đến ngày 21/10 vừa qua.
Ngày 31/10, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Indonesia (BPOM) cho biết đã thu hồi giấy phép sản xuất thuốc dạng siro của 2 công ty dược phẩm tư nhân trong nước do vi phạm các quy định sản xuất.
Ngày 24/10, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Indonesia (BPOM) cho biết có thể sẽ tham gia quá trình truy tố hình sự đối với 2 công ty dược phẩm sản xuất các sản phẩm liên quan đến tình trạng tổn thương thận cấp tính (AKI) trong bối cảnh nước này ghi nhận số trẻ mắc bệnh và tử vong từ đầu năm đến nay tăng cao.
Bộ trưởng Bộ Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin mới đây cho rằng số trẻ tử vong do tổn thương thận cấp tính (AKI) ở nước này trên thực tế có thể cao gấp 5 lần so với số liệu chính thức của chính phủ. Hiện nhà chức trách Indonesia đang tích cực điều tra nguyên nhân dẫn tới tình trạng tăng đột biến các ca AKI.
Bộ Y tế Indonesia ngày 21/10 thông báo tính đến nay, nước này đã ghi nhận tổng cộng 241 ca tổn thương thận nghiêm trọng (AKI) tại 22 tỉnh, trong đó số ca tử vong đã lên tới 133 ca.
Ngày 19/10, Bộ Y tế Indonesia thông báo đã ghi nhận gần 100 trường hợp trẻ em tử vong vì tổn thương thận cấp tính tại nước này, được cho là có thể liên quan đến việc sử dụng các loại siro chứa paracetamol để điều trị hạ sốt được nhập khẩu từ Ấn Độ.
Indonesia ngày 15/10 đã cấm sử dụng các thành phần trong siro ho được cho là liên quan 70 trường hợp trẻ em tử vong ở Gambia, trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này đang tiến hành điều tra nguyên nhân tổn thương thận cấp khiến hơn 20 trẻ ở thủ đô Jakarta tử vong từ đầu năm tới nay.
Ngày 12/10, Bộ Y tế Indonesia cho biết sẽ phối hợp với các nhà điều tra của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để tiến hành điều tra các trường hợp tổn thương thận cấp khiến trên 20 trẻ em ở thủ đô Jakarta tử vong trong năm nay.
Trong một báo cáo điều tra sơ bộ công bố ngày 11/10, cảnh sát Gambia cho rằng 69 trẻ tử vong do tổn thương thận cấp tính tại nước này liên quan đến 4 loại siro trị ho được sản xuất tại Ấn Độ và nhập khẩu qua một công ty dược phẩm có trụ sở tại Mỹ.
Ngày 8/10, cảnh sát Gambia thông báo đang mở cuộc điều tra về nguyên nhân tử vong của 66 trẻ em nước này, chủ yếu bị tổn thương thận cấp tính, nghi do dùng siro trị ho và cảm lạnh nhập từ Ấn Độ.
Theo một nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí của Hiệp hội Thận học Mỹ, những người đã được điều trị khỏi sau khi mắc COVID-19 có nguy cơ gặp phải triệu chứng tổn thương thận, mặc dù những tổn thương này có thể không gây đau đớn và không có biểu hiện.
Từ trước Tết nguyên đán đến nay, bệnh viện Bình Dân liên tiếp nhận nhiều trường hợp nhập viện cấp cứu trong tình trạng suy thận do dùng viên giảm cân, trong đó không ít bệnh nhân bị tổn thương thận vĩnh viễn.
Nếu việc kiểm soát đường máu ở trẻ mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) không tốt sẽ dẫn đến các biến chứng như: Đục thủy tinh thể, tổn thương thận, cao huyết áp, phát triển chậm về thể chất, thậm chí tử vong.