Hệ thống pháo và tên lửa phòng không tự hành Tunguska-M1 đã bảo vệ quân đội Nga kể từ khi bắt đầu xung đột ở Ukraine như thế nào?
Ngày 30/6/1908, một vụ nổ sáng loà bầu trời đã quét sạch 80 triệu cây cối và vô số động vật trên diện tích hơn 1.300km² tại khu vực sông Tunguska, Siberia, Nga. Sau hơn 111 năm, nguyên nhân của sự kiện này đến nay vẫn còn là một bí ẩn.
Có nhiều giả thiết lý giải nguyên nhân dẫn đến vụ nổ Tunguska như: Nổ đĩa bay, hố đen, phản vật chất, bom H tự nhiên, nhưng nhiều nhà khoa học nhất trí với giả thiết rằng vào buổi sáng ngày 30/6/1908, một khối đá vũ trụ lớn, bề ngang khoảng 36,5 mét lao vào bầu khí quyển vùng Siberia và phát nổ trên không.
Cuối năm 1959, người ta bắt đầu phỏng vấn nhiều người dân địa phương sống trong phạm vi bán kính 100 km của vụ nổ. Hầu hết các nhân chứng kể rằng, sau vụ nổ, họ bị nổi mụn đầy mình.
Vụ nổ Tunguska xảy ra lúc 7 giờ 17 phút sáng 30/6/1908 tại khu vực sông Stony Tunguska, Siberia, đã gây chấn động cho toàn bộ khu vực này.