Theo phóng viên TTXVN tại London, ngày 6/7, tân Thủ tướng thuộc Công đảng Anh, ông Keir Starmer cho biết ông "không chuẩn bị" để tiếp tục xúc tiến kế hoạch hàng đầu của chính phủ tiền nhiệm nhằm trục xuất người di cư sang Rwanda.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak ngày 13/12 cam kết đẩy nhanh việc trục xuất người tị nạn bất hợp pháp và siết chặt luật kiểm soát nhập cư trái phép như một phần trong kế hoạch hạn chế số lượng cao kỷ lục người di cư vượt eo biển Manche bằng thuyền nhỏ đến nước Anh.
Ngày 17/8, Liên hợp quốc (LHQ) kêu gọi các nước cấm mọi hình thức bắt buộc người Afghanistan trở về nước sau khi lực lượng Taliban tuyên bố nắm quyền kiểm soát Afghanistan, gây lên làn sóng sợ hãi bao trùm thủ đô Kabul.
Ngày 11/8, Đức và Hà Lan đã quyết định đình chỉ việc trục xuất người tị nạn Afghanistan với lý do tình hình an ninh ở quốc gia Tây Nam Á này đang ngày một xấu đi trong bối cảnh phiến quân Taliban đẩy mạnh các cuộc tấn công.
Afghanistan đã kêu gọi các nước châu Âu tạm dừng việc ép trục xuất những người di cư Afghanistan trong 3 tháng tới giữa lúc các lực lượng an ninh nước này đang phải đương đầu với một làn sóng bạo lực do chiến dịch tấn công thần tốc của phong trào Taliban.
Ngày 24/4, Chính phủ Israel thông báo đã hủy bỏ kế hoạch trục xuất bắt buộc đối với hàng chục nghìn người tị nạn châu Phi sau khi không tìm được một quốc gia nào tình nguyện tiếp nhận họ.
Các quan chức của Đức vừa đề xuất với Liên minh châu Âu (EU) giảm bớt một số tiêu chuẩn về bảo vệ nhân quyền để từ đó có thể trục xuất những người tị nạn trong khi chờ đợi việc giải quyết các vấn đề có liên quan.
Nội các Đức ngày 3/2 đã thông qua gói biện pháp thứ 2 nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng di cư đang là tâm điểm chú ý của dư luận Đức thời gian qua, lần này tập trung siết chặt việc quản lý, bố trí và trục xuất người tị nạn.