Ngày 17/7, Nam Phi đã kêu gọi các nước thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) thể hiện khả năng lãnh đạo toàn cầu và hợp tác để giải quyết các thách thức bao gồm cả rào cản thương mại gia tăng.
Ngày 13/7, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen thông báo Liên minh châu Âu (EU) sẽ hoãn áp dụng các biện pháp đáp trả thuế quan đối với hàng hóa của Mỹ đến ngày 1/8, thay vì từ ngày 14/7 theo kế hoạch.
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo mức thuế đối ứng mới đối với các quốc gia sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8, nhiều nước và đối tác thương mại tiếp tục lên tiếng bày tỏ quan ngại đồng thời tìm cách thích ứng.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương đem lại lợi ích cho cả hai bên.
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn nếu như các đối tác đưa ra được đề xuất phù hợp.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 3/7 tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) đã "sẵn sàng cho một thỏa thuận" với Mỹ. Thông điệp này được đưa ra trong bối cảnh hai bên vẫn đang thúc đẩy các cuộc đàm phán nhằm tránh nguy cơ Mỹ tái áp thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu từ EU.
Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA) cho rằng các biện pháp thuế quan của Chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể gây tác động tới chính thị trường Mỹ cũng như làm ảnh hưởng đến động lực thương mại toàn cầu, dẫn đến nguy cơ suy yếu khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Hàn Quốc.
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết nước này có thể đạt được một thỏa thuận thương mại với Ấn Độ, qua đó giúp các doanh nghiệp Mỹ tăng khả năng cạnh tranh tại thị trường quốc gia Nam Á này. Tuy nhiên, ông Trump tỏ ra hoài nghi về khả năng đạt được thỏa thuận tương tự với Nhật Bản.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 30/6 để ngỏ khả năng áp mức thuế mới đối với Nhật Bản liên quan tới việc quốc gia châu Á này hạn chế nhập khẩu gạo từ Mỹ.
Theo báo cáo tháng 6/2025 của Công ty kiểm toán PwC Việt Nam, chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ – có hiệu lực từ tháng 4/2025 – áp mức thuế lên tới 46% đối với một số mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam. Các ngành chịu ảnh hưởng nặng nề gồm dệt may, giày dép, gỗ, nội thất, nông nghiệp và thủy sản.
Nhà Trắng ngày 3/6 cho biết Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra thời hạn chót, theo đó muộn nhất là ngày 4/6 theo giờ Mỹ, các đối tác thương mại cần đưa ra những đề xuất tốt nhất trong quá trình đàm phán thương mại.
Việc Mỹ tăng mức thuế đối với nhôm và thép nhập khẩu vào nước này từ 25% lên 50% có hiệu lực từ ngày 4/6 đã làm dấy lên lo ngại đối với nhiều đối tác thương mại trên thế giới và thị trường toàn cầu cũng như ngay cả đối với thị trường xe ô tô của Mỹ.
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng, ông Kevin Hassett ngày 29/5 cho biết 3 thỏa thuận thương mại hiện đã gần như hoàn tất và chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump kỳ vọng sẽ đạt thêm nhiều thỏa thuận khác trong thời gian tới, mặc dù một tòa án thương mại của Mỹ ra phán quyết chặn phần lớn các mức thuế quan mà ông Trump đề xuất trước đó.
Giá dầu phiên 12/5 tăng khoảng 1,5% và chốt phiên ở mức cao nhất hai tuần, sau khi thỏa thuận thuế quan tạm thời giữa Mỹ và Trung Quốc làm dấy lên hy vọng về việc chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trung Quốc và Mỹ tiếp tục có những phát biểu về vấn đề thuế quan. Trung Quốc lên tiếng phản đối chính sách thuế quan đối ứng của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent bày tỏ tự tin rằng Trung Quốc sẽ muốn đạt được thỏa thuận về vấn đề này trong tương lai.
Giá dầu thế giới chốt phiên 14/4 tăng nhẹ nhờ thông tin Mỹ miễn trừ thuế quan đối với một số mặt hàng điện tử, cùng dữ liệu cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ trong nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc.
Thị trường chứng khoán đang ở một trong những nhịp giảm sâu nhất lịch sử giao dịch trước thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế đối ứng lên tới 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam - nằm trong Top 3 nước bị áp thuế cao nhất, áp dụng từ ngày 9/4/2025.
Nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu trên thế giới đã lên tiếng cảnh báo về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, cho rằng chính sách này có thể châm ngòi cho cuộc chiến thương mại toàn diện và đẩy nhiều nền kinh tế vào suy thoái.
Trong bối cảnh kinh tế Mỹ suy yếu do chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump, thị trường chứng khoán châu Âu đang chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ và vượt trội so với Phố Wall.
Nhà Trắng ngày 20/3 thông báo kế hoạch áp đặt các mức thuế quan cao vào ngày 2/4, thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump dự định công bố các mức thuế quan “có đi có lại” với riêng từng nước, trừ trường hợp đã đạt được thỏa thuận sơ bộ với Mỹ trong vấn đề này.