Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 17/2 cho biết Triều Tiên đang mở rộng các cơ sở phát triển tên lửa song không có dấu hiệu bất thường nào tại bãi thử hạt nhân đã bị dỡ bỏ hay lò phản ứng sản xuất plutoni đã dừng hoạt động tại nước này.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) ngày 26/8 đã tổ chức họp Cấp cao thường niên để kỷ niệm Ngày quốc tế Chống thử hạt nhân 29/8.
Ngày 16/7, các nhà khoa học Mỹ đã kêu gọi Tổng thống Donald Trump không nối lại các vụ thử hạt nhân, cho rằng các vụ thử như vậy sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến một cuộc chiến hạt nhân.
Trong trường hợp Tổng thống Donald Trump ra lệnh, Mỹ chỉ mất vài tháng để có thể tiến hành ngay một vụ thử hạt nhân thực địa.
Trung Quốc ngày 25/5 đã bày tỏ “quan ngại nghiêm trọng” trước thông tin truyền thông về các cuộc thảo luận của giới chức Mỹ liên quan khả năng nối lại các vụ thử hạt nhân, đồng thời hối thúc Washington thực hiện “các nghĩa vụ” theo quy định của Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT).
Ngày 22/5, báo Washington Post dẫn nguồn tin từ một quan chức cấp cao và 2 cựu quan chức khác cho biết chính quyền của Tổng thống Donald Trump hồi tuần trước đã thảo luận về khả năng tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên kể từ năm 1992.
Một loạt vụ thử vũ khí hạt nhân được tiến hành trong bối cảnh chạy đua vũ trang thời kỳ Chiến tranh Lạnh có thể đã tác động nghiêm trọng đến hình thế thời tiết trên khắp hành tinh.
Hàn Quốc đã di chuyển một đơn vị tên lửa Patriot từ khu vực Đông Nam tới khu vực trung tâm thủ đô Seoul, như một phần trong các nỗ lực nhằm tăng cường bảo vệ những cơ sở quan trọng trong bối cảnh có nhiều dấu hiệu cho thấy Triều Tiên có thể tiến hành một vụ phóng tên lửa hoặc thử hạt nhân.
Triều Tiên khó có thể tiến hành vụ thử hạt nhân hoặc tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) trong tương lai gần, mặc dù Bình Nhưỡng đã cảnh báo sẽ cho thế giới thấy "vũ khí chiến lược mới".
Ngày 1/1, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về tuyên bố của Triều Tiên thể hiện nước này có thể nối lại các vụ thử hạt nhân và tên lửa.
Lầu Năm Góc ngày 12/12 cho biết Mỹ hy vọng Triều Tiên sẽ tuân thủ các cam kết của mình trong việc hủy bỏ chương trình vũ khí hạt nhân, đồng thời kiềm chế thực hiện các vụ thử hạt nhân và tên lửa tầm xa, song nhấn mạnh Mỹ vẫn sẵn sàng đáp trả mối đe dọa này.
Ngày 8/11, phát biểu tại Hội nghị Không phổ biến vũ khí hạt nhân lần thứ 4 diễn ra tại thủ đô Moskva, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng quan điểm của Mỹ về Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBT) là không có tính xây dựng.
Tiến trình ngoại giao nhằm thuyết phục Triều Tiên phi hạt nhân hóa, vốn đang bị đình trệ, có thể sụp đổ vào năm 2020, và điều này dẫn tới nguy cơ Bình Nhưỡng thậm chí còn tái khởi động các vụ thử hạt nhân.
Ngày 10/10, Triều Tiên cảnh báo sẽ tái khởi động các cuộc thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), đồng thời cáo buộc tuyên bố mới đây của Liên hợp quốc (LHQ) lên án các vụ thử tên lửa của Triều Tiên thực chất phản ánh các ý định của Mỹ.
Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) ngày 8/10 cho rằng Triều Tiên có khả năng sử dụng lại bãi thử hạt nhân Punggye-ri đã bị phá bỏ sau khi tu sửa địa điểm này, mặc dù hiện chưa phát hiện bất kỳ động thái nào như vậy.
Một hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) không thể mang tính chất tạm thời và phải được tất cả các nước ký hiệp ước phê chuẩn.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres một lần nữa kêu gọi các quốc gia hãy ký và thông qua Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) nhân Ngày quốc tế chống thử hạt nhân 29/8.
Vụ tai nạn hạt nhân khiến 5 nhà khoa học người Nga thiệt mạng vào ngày 8/8 có liên quan tới quá trình phát triển vũ khí để đáp trả việc Mỹ quyết định rời khỏi Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo (ABM) năm 2002.
Ngày 20/8, Nga tuyên bố sự cố thử nghiệm quân sự tại miền Bắc nước Nga trong tháng 8 không phải nhiệm vụ của Tổ chức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) có trụ sở tại Vienna (Áo).
Ngày 30/7, Phó đại diện thường trực của Nga tại Geneva, Thụy Sĩ, Andrey Belousov cho biết Mỹ có thể đang lên kế hoạch đổ lỗi cho Nga không tuân thủ Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT), để lấy đây làm cái cớ rút khỏi văn kiện này.