Các rạn san hô ngoài khơi và ở các đảo trên vùng biển Đại Tây Dương của Brazil đang bị đe dọa nghiêm trọng do trình trạng trái đất nóng lên, đó là kết quả nghiên cứu của Viện Coral Vivo Brazil.
Ngày 3/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa phối hợp các đơn vị tổ chức hội nghị tổng kết Dự án thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo tồn rạn san hô và phát triển bền vững khu vực biển Hòn Mun, vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Chuỗi sai lầm của thủy thủ đoàn là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc tàu hải quân HMNZS Manawanui va vào rạn san hô ngoài khơi bờ biển Samoa, bốc cháy và chìm.
Ngày 19/11, nghiên cứu của Viện Khoa học Hàng hải Australia tiết lộ một số khu vực của Rạn san hô Great Barrier đang phải chịu tỷ lệ tử vong cao nhất trong lịch sử, trong khi các nhà khoa học lo ngại phần còn lại của rạn san hô này có nguy cơ chịu chung số phận.
Rạn san hô này ở Solomon lớn gấp ba lần so với kỷ lục trước đó là rạn san hô Big Momma ở Samoa (Mỹ) và nó có thể được nhìn thấy từ ngoài không gian.
Ngày 14/11, các nhà khoa học thông báo đã tìm thấy rạn san hô lớn nhất thế giới ở mũi phía Đông Nam của Quần đảo Solomon (Thái Bình Dương) trong khu vực được gọi là Three Sisters.
Giới nghiên cứu Australia khẳng định rằng các mô hình gió đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra hiện tượng tẩy trắng san hô nghiêm trọng tại Rạn san hô Great Barrier ở Australia.
Sự kiện tẩy trắng san hô toàn cầu bắt đầu vào năm ngoái đã nhanh chóng trở thành sự kiện lớn nhất từng được ghi nhận, với diện tích rạn san hô bị ảnh hưởng tiếp tục gia tăng.
Ngày 24/8, tại bãi biển Mân Thái, Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng phối hợp với Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng và các đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Clean Up Son Tra” để dọn vệ sinh trên bán đảo và trong các rạn san hô dưới biển Đà Nẵng.
Ngày 23/8, Chính phủ Australia công bố khoản ngân sách 130 triệu USD để ngăn chặn thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm cũng như giải quyết các vấn đề bất cập khác đang ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước tại rạn san hô Great Barrier.
Nhiệt độ nước biển xung quanh rạn san hô Great Barrier của Australia đã tăng lên mức cao nhất trong 400 năm qua, khiến các chuyên gia lo ngại nguy cơ đe dọa sự tồn tại của rạn san hô lớn nhất thế giới này.
Nhiệt độ trong nước biển và xung quanh Rạn san hô Great Barrier của Australia trong thập kỷ qua đã tăng lên mức cao nhất trong 400 năm qua, khiến rạn san hô lớn nhất thế giới này bị đe dọa.
Ngày 8/7, Bộ Tài chính Mỹ thông báo nước này đã nhất trí xóa khoản nợ 35 triệu USD cho Indonesia trong 9 năm tới, đổi lại quốc gia Đông Nam Á này sẽ khôi phục và bảo tồn các rạn san hô.
Chiều 28/6, thông tin từ Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo cho biết, nhằm tạo điều kiện cho hệ sinh thái rạn san hô tại Côn Đảo có thời gian phục hồi tự nhiên trở lại (sau khi bị tẩy trắng), đơn vị quyết định tạm dừng các hoạt động bơi lội, lặn xem san hô trong một số hợp phần bảo tồn biển từ ngày 1/7 đến hết ngày 30/9/2024.
Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) giữa tháng 4/2024 cảnh báo thế giới đang trải qua đợt tẩy trắng san hô lớn thứ hai trong vòng 10 năm qua, trong đó hệ thống rạn san hô trải dài từ Australia đến Florida (Mỹ) đang đứng trước bờ vực thảm họa sau nhiều tháng nắng nóng kỷ lục ở đại dương.
Ngày 15/4, Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cảnh báo thế giới đang trải qua đợt tẩy trắng san hô lớn thứ hai trong vòng 10 năm qua, trong đó hệ thống rạn san hô trải dài từ Australia đến Florida (Mỹ) đang đứng trước bờ vực thảm họa sau nhiều tháng nắng nóng kỷ lục ở đại dương.
Hai cơ quan khoa học đã lên tiếng cảnh báo rằng các rạn san hô trên khắp thế giới đang trải qua hiện tượng tẩy trắng hàng loạt, do khủng hoảng khí hậu khiến nhiệt độ đại dương tăng kỷ lục.
Các rạn san hô có thể phục hồi sau hiện tượng tẩy trắng do sóng nhiệt ở biển gây ra nếu có đủ thời gian. Đó là kết quả nghiên cứu được các nhà khoa học Australia công bố ngày 5/4.
Ngày 1/4, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Viện Hải dương học phối hợp với Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức tập huấn chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực giám sát rạn san hô tại Việt Nam.