Chỉ số chứng khoán Nikkei 225 của Nhật Bản hướng tới mức đóng cửa cuối năm cao nhất kể từ năm 1989, vượt qua cột mốc được thiết lập trong thời kỳ bong bóng kinh tế của nước này 35 năm trước.
Nhật báo kinh tế hàng đầu Nhật Bản, Nikkei, vừa đăng tải bài viết chuyên sâu do nhà báo Koji Nozawa, biên tập viên cao cấp của tờ báo, thực hiện. Bài viết nhấn mạnh vào kế hoạch đầu tư 500 triệu USD của CMC, công ty công nghệ lớn thứ hai Việt Nam, nhằm mở rộng mạng lưới trung tâm dữ liệu và hạ tầng công nghệ tại Việt Nam, Nhật Bản, Mỹ và châu Âu, thể hiện tầm nhìn chiến lược và khát vọng vươn ra thị trường quốc tế của CMC.
Theo trang tin The Nikkei Asia, tập đoàn công nghệ Amazon của Mỹ đã ngừng phát triển chất bán dẫn (chip) trí tuệ nhân tạo (AI) chuyên mảng dự báo và suy luận, có tên gọi là Inferentia, để tập trung vào phát triển các loại chip dùng cho việc huấn luyện mô hình AI.
Theo trang nikkei.com ngày 31/10, Việt Nam ghi nhận xuất khẩu sang Mỹ trong quý II/2024 tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái, đứng thứ hai trong khu vực ASEAN sau Philippines với mức tăng 35%.
Chỉ số Nikkei của Nhật Bản ngay từ đầu phiên giao dịch ngày 15/10 đã vượt mốc 40.000 điểm.
Sự tăng giá đột ngột của đồng yen, sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) bất ngờ nâng lãi suất và có lập trường "diều hâu" hơn, được cho là nguyên nhân chính dẫn đến đà sụt giảm của chỉ số chứng khoán Nikkei trên sàn giao dịch Tokyo trong những ngày gần đây.
Cổ phiếu Nhật Bản phục hồi mạnh trong phiên giao dịch ngày 6/8 sau khi Nikkei 225 và Topix giảm hơn 12% trong phiên trước đó.
Các nhà xuất khẩu gạo của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Philippines đang trong cuộc cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần lớn hơn với các nhà xuất khẩu gạo của Thái Lan. Đây là nhận định của bài viết trên báo Nikkei Asia ngày 2/8.
Vào sáng 1/8, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Nhật Bản giảm hơn 3% trong thời gian ngắn, xuống dưới mốc 38.000 điểm, do các nhà xuất khẩu chịu tác động từ việc đồng yen tiếp tục tăng giá lên mức 148 yen/USD.
Theo báo Nikkei Shimbun, ngày 22/7, thị trường chứng khoán Nhật Bản biến động mạnh sau khi có tin Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố rút lui khỏi “cuộc đua” vào Nhà Trắng nhiệm kỳ tới. Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 trên sàn chứng khoán Nhật Bản đã giảm ngày thứ tư liên tiếp.
Chứng khoán Nhật Bản đã lao dốc từ mức cao nhất từ trước đến nay trong ngày 12/7, khi chỉ số Nikkei ghi nhận mức giảm trong một ngày mạnh nhất trong hơn 3 năm qua.
Chỉ số Nikkei đã khép phiên 2/7 trên mốc 40.000 điểm lần đầu tiên trong ba tháng trong bối cảnh các nhà xuất khẩu đã nhận được hỗ trợ từ việc đồng yen chạm mức thấp của 38 năm so với đồng USD, giao dịch ở mức 161,745 yen/USD.
Tờ Nikkei Asia của Nhật Bản ngày 23/6 đưa tin Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách thiết lập mối quan hệ đối tác an ninh và quốc phòng với Nhật Bản và Hàn Quốc, nhằm tiến tới hợp tác chung trong các dự án phát triển công nghiệp quốc phòng.
Tờ Nikkei Asia (Nhật Bản) nhận định Đồng Nai đang chuyển mình trở thành một trung tâm kinh tế khi sân bay Long Thành đang được xây dựng và có thêm 11 khu công nghiệp trong quy hoạch.
Sáng 23/5, nhận lời mời của Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Nikkei Tsuyoshi Hasabe, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã tham dự và có phát biểu quan trọng tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 29 với chủ đề “Vai trò lãnh đạo của châu Á trong một thế giới bất định” tại Tokyo, Nhật Bản.
Chiều ngày 12/4, giá vàng châu Á tiếp tục đà tăng đã duy trì liên tiếp trong vài tuần gần đây. Trong khi giá dầu cũng bất ngờ đảo chiều do lo ngại leo thang căng thẳng ở Trung Đông. Trên các thị trường chứng khoán, ngoài Trung Quốc, hầu hết các thị trường đều phủ “màu xanh” và chỉ số Nikkei 225 đã phục hồi trở lại.
Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản đã mở cửa phiên 22/3 với mức cao kỷ lục mới và có lúc vượt qua ngưỡng 41.000 điểm, chủ yếu nhờ đà tăng của chứng khoán Mỹ và đồng yen yếu đi so với đồng USD.
Sáng 4/3, thị trường chứng khoán châu Á ổn định vững chắc trong khi chỉ số Nikkei của Nhật Bản đã vượt mốc 40.000 điểm lần đầu tiên trong 34 năm.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục mới vào phiên giao dịch sáng 1/3 nhờ sự phục hồi của Phố Wall khi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ phù hợp với kỳ vọng của thị trường.
Triển vọng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) bị đẩy lùi từ tháng 4 sang tháng 6 khiến tâm lý các nhà đầu tư bị ảnh hưởng, dẫn đến mức sụt giảm nhẹ trên hầu hết các thị trường hàng hóa và chứng khoán thế giới.