Ngay sau những phát biểu gây sốc của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc mua lại vùng lãnh thổ Greenland của Đan Mạch, nhiều nhà lãnh đạo châu Âu ngày 8/1 đã đưa ra quan điểm cứng rắn về vấn đề này, trong đó đều nhấn mạnh tới tầm quan trọng của chủ quyền đối với các quốc gia.
Thời gian gần đây, tỷ phú công nghệ Elon Musk được xem là người “sở hữu” mối quan hệ quyền lực nhất thế giới. Những phát ngôn gần đây của ông Musk đang khiến nhiều nhà lãnh đạo châu Âu phải “đau đầu” tìm cách đối phó nếu không muốn trở thành “nạn nhân” của chính vị tỷ phú này.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết có một số lo lắng và quan ngại nhất định từ châu Âu liên quan đến việc ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Mỹ, nhưng các nhà lãnh đạo châu Âu tiếp tục theo đuổi “thất bại chiến lược” của Liên bang Nga.
Theo hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 29/10, khi sắp tới ngày bầu cử Mỹ, các nhà lãnh đạo châu Âu đang lo ngại về những tác động có thể xảy ra đối với lục địa này.
Ngày 10/10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã thảo luận với các nhà lãnh đạo châu Âu, gồm Anh, Pháp, Italy, và Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) kế hoạch chấm dứt xung đột trong bối cảnh Kiev đang tìm kiếm sự hỗ trợ quân sự của các đồng minh.
Hai nhà lãnh đạo châu Âu cũng thảo luận về tác động của cuộc xung đột ở Ukraine đối với an ninh châu Âu.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 21/3, khoảng 50 nhà lãnh đạo châu Âu và người đứng đầu các chính phủ đã tham dự hội nghị thượng đỉnh quốc tế về năng lượng hạt nhân do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tổ chức tại Brussels (Bỉ).
Các nhà lãnh đạo châu Âu, những người đã nỗ lực xây dựng sự đồng thuận trong các vấn đề quan trọng như hỗ trợ Ukraine, giải quyết vấn đề nhập cư và phản ứng với cuộc chiến của Israel ở Gaza, sẽ phải đối mặt với những thử thách thậm chí còn khó khăn hơn nếu cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng.
Ngày 15/12, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel xác nhận rằng các nhà lãnh đạo châu Âu chưa nhất trí về kế hoạch ngân sách, trong đó có vấn đề hỗ trợ Ukraine.
Ngày 27/10, các nhà lãnh đạo châu Âu đã kêu gọi các bên xung đột tại Dải Gaza tạm ngừng bắn để cho phép hàng hóa viện trợ vào vùng lãnh thổ này thông qua các hành lang nhân đạo.
Năm ngoái, một số nhà lãnh đạo châu Âu đã đề xuất tịch thu tài sản của Nga bị đóng băng ở châu Âu để tái thiết Ukraine. Song, giới phân tích cho rằng động thái này có thể giáng đòn mạnh vào đồng euro.
Các nhà lãnh đạo châu Âu cần phải thoát khỏi "chứng tâm lý chiến tranh" nếu không khu vực này sẽ rơi vào thảm họa.
Trong các chuyến thăm, các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ cố gắng thuyết phục Trung Quốc không cung cấp vũ khí cho Nga, trong bối cảnh lục địa già lo ngại rằng một động thái như vậy có thể châm ngòi cho Chiến tranh Thế giới thứ III.
Theo tờ Politico ngày 24/3, ngay sau chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, một số nhà lãnh đạo châu Âu đã công bố kế hoạch đến Bắc Kinh.
Thông báo của Tổng thống Mỹ Joe Biden rằng ông sẽ gửi xe tăng M1 Abrams tới Ukraine được đưa ra sau nhiều tuần đàm phán bí mật căng thẳng với Thủ tướng Đức và các nhà lãnh đạo châu Âu.
Ngày 30/8, Điện Kremlin đã chỉ trích đề xuất của một số nhà lãnh đạo châu Âu về việc cấm thị thực đối với công dân Nga, cho rằng đây là đề xuất "vô lý" và là một phần cuộc chiến chống Nga của phương Tây.
Trong khi nhiều nhà lãnh đạo châu Âu đã công khai tuyên bố rằng họ sẽ không mua khí đốt của Nga bằng đồng ruble như Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu, thì có 10 quốc gia EU về mặt kỹ thuật đang thực hiện theo kế hoạch của ông Putin.
Ngày 4/4, Nga tiếp tục vận chuyển khí đốt sang châu Âu thông qua các tuyến đường ống chủ chốt, mặc dù các điều khoản về thanh toán vẫn chưa rõ ràng trong bối cảnh các nhà lãnh đạo châu Âu kêu gọi gia tăng các biện pháp trừng phạt Nga liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này tại Ukraine.
Trong thời gian gần đây, Điện Kremlin đã trở thành điểm đến phổ biến với các quan chức châu Âu.
Tối 24/1, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng với một số nhà lãnh đạo châu Âu và Liên minh châu Âu (EU) đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến với Tổng thống Mỹ Joe Biden, trao đổi về tình hình ở biên giới Ukraine và nhấn mạnh tới giải pháp ngoại giao.