Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Bộ Nông nghiệp Hungary ngày 15/1 cho biết các quốc gia thành viên ở phía Đông Liên minh châu Âu (EU) sẽ yêu cầu liên minh này áp thuế nhập khẩu đối với ngũ cốc của Ukraine do cạnh tranh không công bằng.
Ngày 27/10, Ukraine cho biết đã xuất khẩu 1,3 triệu tấn sản phẩm kể từ thời điểm thiết lập hành lang trên Biển Đen vào tháng 8, bất chấp những quan ngại về vấn đề an ninh, an toàn đối với các tàu đi qua hành lang này.
Ba Lan cho rằng việc Ukraine đình chỉ khiếu nại lên WTO về vấn đề ngũ cốc là quan trọng nhưng cần làm nhiều hơn thế.
Ngày 3/10, Ba Lan và Ukraine tuyên bố hai nước đã nhất trí đẩy nhanh quá trình quá cảnh ngũ cốc của Ukraine qua Ba Lan sang các nước thứ ba. Đây là bước đầu tiên trong giải quyết “cuộc chiến ngũ cốc” giữa hai nước.
Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan Robert Telus ngày 27/9 cho rằng Ukraine muốn chuyển các trạm kiểm soát vận chuyển ngũ cốc từ biên giới Ba Lan tới các cảng của Litva và Đức.
Tuần trước, việc Ủy ban châu Âu (EC) dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine đã buộc Slovakia, Hungary và Ba Lan đơn phương gia hạn cấm vận của họ.
Ukraine phải trông cậy vào các quốc gia láng giềng để xuất khẩu ngũ cốc. Nhưng ngũ cốc tràn ngập vào các nước láng giềng đã làm ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân dẫn đến việc chính phủ các nước này cấm nhập khẩu nông sản từ Ukraine.
Trong tuần từ ngày 16 đến ngày 22/9, đã có hàng loạt sự kiện và vấn đề nóng như Fed giữ nguyên lãi suất; Tổng thống Hoa Kỳ đánh giá tốt đẹp về mối quan hệ với Việt Nam tại diễn đàn Liên hợp quốc; xung đột Nga-Ukraine tăng nhiệt sau loạt hành động leo thang căng thẳng; Liên minh châu Âu (EU) bị chia rẽ trong vấn đề ngũ cốc của Ukraine và các bên liên quan đạt được thoả thuận ngừng bắn tại khu vực ly khai Nagorny-Karabakh.
Quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng Ukraine và Ba Lan leo thang căng thẳng do những tranh cãi về việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine.
Quyết định của EU về lệnh cấm ngũ cốc Ukraine là bước thử nghiệm đầu tiên trong số nhiều phép thử sắp tới về sự hỗ trợ của châu Âu dành cho Ukraine. Các câu hỏi cũng đang đặt ra về cam kết của Washington với Kiev trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào năm tới.
Phóng viên TTXVN tại châu Âu đưa tin, ngày 15/9, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Romania Sorin Grindeanu tuyên bố kế hoạch của nước này nhằm tăng gấp đôi khối lượng lượng ngũ cốc của Ukraine vận chuyển qua cảng Constanta lên 4 triệu tấn là khả thi.
Bulgaria ngày 14/9 quyết định không gia hạn lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine dự kiến hết hạn ngày 15/9.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Ủy viên nông nghiệp của Liên minh châu Âu (EU) Janusz Wojciechowski ngày 12/9 cho rằng Ủy ban châu Âu (EC) nên gia hạn lệnh cấm tạm thời đối với hàng nhập khẩu của Ukraine tại 5 quốc gia láng giềng của EU, vì biện pháp này giúp thúc đẩy xuất khẩu bên ngoài khối.
Ngày 28/8, người phát ngôn đảng Công lý và Phát triển (AK) cầm quyền ở Thổ Nhĩ Kỳ Omer Celik cho biết Tổng thống nước này, ông Recep Tayyip Erdogan sẽ sớm thăm Nga để thảo luận về việc khôi phục thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen.
Ngày 16/8, nhật báo Wall Street Journal (WSJ) dẫn lời các quan chức giấu tên của Mỹ tiết lộ Washington đang đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và một số quốc gia Đông Âu nhằm thiết lập các tuyến đường thay thế để phục vụ hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine.
Washington đang muốn điều chỉnh lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua sông Danube - con sông dài thứ 2 châu Âu, bắt nguồn từ vùng Rừng Đen của Đức và chảy qua nhiều nước Trung Âu, Đông Âu trước khi đổ vào Biển Đen.
Ngày 7/8, Bộ Nông nghiệp Ukraine cho biết trong niên vụ 2023-2024 (từ tháng 7/2023 đến tháng 6/2024), xuất khẩu ngũ cốc của nước này cho tới nay đã tăng lên 2,56 triệu tấn so với mức 2 triệu tấn trong cùng kỳ của niên vụ trước đó.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung và Đông Âu, ngày 5/8, Cơ quan Đường sắt Moldova cho biết một đoàn tàu chuyên chở ngũ cốc của Ukraine đã gặp tai nạn ở miền Nam Moldova khiến 6 toa tàu bị trật khỏi đường ray.
Thổ Nhĩ Kỳ đang nỗ lưc để duy trì thế cân bằng giữa Nga và Ukraine khi cuộc khủng hoảng ngũ cốc ở Biển Đen kéo dài. Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ khó có thể đối đầu với Nga bằng cách ủng hộ các biện pháp thay thế để duy trì hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine mà không có sự tham gia của Moskva.
Ý tưởng rằng một số thành viên Liên minh châu Âu (EU) có thể tự giải quyết vấn đề liên quan đến lệnh cấm ngũ cốc của Ukraine đã gây ra sự kinh ngạc và khó chịu với các nước khác.