Từng muốn làm cô giáo hay mở một tiệm làm đẹp, nhưng Nadia Murad đã không có cơ hội thực hiện ước mơ khi cô bị khủng bố bắt làm nô lệ tình dục.
Đó là hành trình của Nadia Murad Basee, một cô gái người sắc tộc Yazidi thiểu số ở Iraq bị nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bắt làm nô lệ tình dục.
Bộ phim tài liệu "On Her Shoulders" (tạm dịch: Trên đôi vai cô ấy) về Nadia Murad - một trong hai chủ nhân của giải Nobel Hòa bình 2018 - sẽ được công chiếu vào ngày 19/10 tới tại Mỹ.
Các nhà lãnh đạo thế giới và các tổ chức quốc tế đã lên tiếng ca ngợi những hoạt động không mệt mỏi của bác sĩ người Congo Denis Mukwege và cô Nadia Murad, hai người vừa đoạt giải Nobel Hòa bình 2018 vì những nỗ lực nhằm chấm dứt nạn bạo lực tình dục trong chiến tranh và xung đột vũ trang.
Bác sĩ người Congo Denis Mukwege và cô Nadia Murad, hai chủ nhân của giải Nobel 2018, bằng những cách riêng của mình, đã giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế đối với nạn bạo lực tình dục trong chiến tranh, tạo tiền đề để tìm kiếm và xét xử thích đáng những kẻ gây ra tội ác này.
Theo thông báo của Uỷ ban Nobel Nauy chiều 5/10 (giờ Việt Nam), giải Nobel Hòa bình năm nay đã thuộc về bác sĩ người Congo Denis Mukwege và cô Nadia Murad, nạn nhân người Yazidi từng bị tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng bắt cóc, vì những nỗ lực nhằm chấm dứt nạn lạm dụng bạo lực tình dục trong chiến tranh và xung đột vũ trang.